Các tác giả lưu ý rằng vào thời điểm hiện tại Trung Quốc đang ráo riết tập trung phát triển vũ khí công nghệ cao, ví dụ, các tên lửa đẩy, hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân và diesel siêu tĩnh, v.v.
Đồng thời, câu hỏi được đặt ra là chính quyền Trung Quốc có thể quản lý và điều khiển lực lượng vũ trang của họ hiệu quả đến đâu trong điều kiện thời chiến: “Dĩ nhiên Bắc Kinh đang sáng chế các vũ khí thuộc lớp thế giới, nhưng liệu binh sĩ của họ có biết điều khiển những thiết bị này một cách thành thạo hay chăng? Quân nhân của họ được đào tạo kỹ lưỡng ra sao? Có thể có những quân nhân kỷ luật nhất thế giới, thế nhưng nếu không biết cách sử dụng trang bị vũ khí…kết quả thế nào thì chắc quý vị cũng hiểu đấy”.
Ngoài ra, khá đáng ngờ tính hiệu quả của quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công đồng loạt của một số loại hình binh chủng, như không quân, hải quân, lực lượng vũ trụ, lục quân và chiến tranh mạng, vì những chiến dịch tổng lực như vậy đòi hỏi sự điều phối và hợp đồng tác chiến cao nhất.
Trong bài báo cũng lưu ý đến thực tế là Trung Quốc thường đóng vai trò của bên luôn cố bắt kịp đà chung trong lĩnh vực sáng chế quân sự. Theo quan điểm của các chuyên gia The National Interest, độc lập phát triển vũ khí độc lập sẽ là mục tiêu cơ bản của lực lượng vũ trang Trung Quốc trong vòng 10-20 năm tới.
Hồi tháng 3, các tác giả của ấn phẩm đã mô hình hóa sự khởi đầu cuộc chiến giữa Nga và Hoa Kỳ ở châu Âu, đồng thời công bố các khuyến nghị của giới phân tích quân sự về cách thức chống phá và vô hiệu hóa Matxcơva.