“Nếu theo kịch bản bi quan nhất, dãy Alps sẽ mất hoàn toàn sông băng vào năm 2100. Chỉ có những mảng băng nhỏ sẽ còn lại ở những ngọn núi cao nhất, với khối lượng khoảng 5% trữ lượng băng hiện tại”, ông Matthias Huss từ Trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ tại Zurich, nói.
Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu Trái đất ngày nay không nghi ngờ gì về hiện tượng nóng lên toàn cầu và sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt của hành tinh nếu độ tăng của nhiệt độ không thể giữ ở khoảng 1,5 độ C. Điều này được hỗ trợ từ các kết quả đo đạc từ hàng chục vệ tinh khí hậu, hàng ngàn trạm khí tượng và phao trên biển, cùng hàng trăm mô hình khí hậu hành tinh mô phỏng trên máy tính.
Những nơi đầu tiên nhận thấy, như thể hiện qua các mô hình lý thuyết, các phép đo của hệ thống theo dõi từ vệ tinh và trên mặt đất, là hai vùng cực và núi băng, nơi nhiệt độ đã cao hơn 4 - 9 độ C so với mức trung bình trong nhiều thế kỷ qua. Tuyết và băng vĩnh cửu tan chảy sẽ không chỉ thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái của những nơi này trên thế giới, mà còn thúc đẩy quá trình nóng lên toàn cầu.
Ông Huss và các đồng nghiệp đánh giá tiến trình này sẽ ảnh hưởng đến một trong những biểu tượng chính của châu Âu nói chung và Thụy Sĩ nói riêng - các dải băng tuyết trắng và cánh đồng tuyết trên dãy Alps, thu hút hàng triệu khách du lịch và những người yêu thích môn thể thao trượt tuyết trên khắp thế giới.
Theo nhà khí hậu học, các tính toán tương tự đã được thực hiện trong quá khứ, nhưng đã chỉ tính đến một phần sông băng, hoặc không xem xét đến khối lượng băng, thể tích và bản chất của sự di chuyển của các dòng băng ảnh hưởng đến sự tan chảy của tảng băng Alps.
Các nhà khí hậu học Thụy Sĩ đã sửa chữa khiếm khuyết này và tính toán số phận của khoảng 3,5 nghìn mảng băng tồn tại hiện nay trên lãnh thổ của tất cả các quốc gia thuộc dãy núi Alps ở châu Âu. Để thực hiện điều này, các nhà khoa học sử dụng ba kịch bản cổ điển về sự phát triển của khí hậu Trái đất,trong các trường hợp hoặc chủ động tích cực chống lại sự nóng lên toàn cầu, từ chối tất cả các biện pháp hay tiếp tục như hiện tại.
Những dự báo này vô cùng thất vọng. Đến giữa thế kỷ, bất kể loài người phát thải ra bao nhiêu khí nhà kính đi nữa, thì khối lượng của sông băng Alps cũng giảm một nửa và diện tích sẽ giảm 45%. Tính tất yếu của quá trình này được kết nối với thực tế là các khối băng phản ứng cực kỳ chậm với những thay đổi khí hậu đang diễn ra.
Trong nửa sau của thế kỷ, tình hình sẽ phụ thuộc vào hành động của nhân loại. Ví dụ nếu Hiệp ước Paris và các thỏa thuận khí hậu khác bị hủy bỏ hoàn toàn, thì khối lượng và diện tích sông băng sẽ giảm 95% và 91%. Nếu hành động tích cực chống lại quá trình nóng lên toàn cầu, sẽ còn lại từ 22% đến 35% số lượng băng tuyết Alps.
Hầu hết những mất mát này, như các nhà khoa học lưu ý, sẽ ở những vùng thuộc dãy Alps có chiều cao không vượt quá 3200 mét so với mực nước biển, nơi có nhiều điểm du lịch và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết hoạt động. Các nhà khoa học kết luận, băng trên thực tế sẽ chỉ còn lại trên sườn núi Mont Blanc, trên các đỉnh núi và khối núi cao nhất không thể tiếp cận ở Trung Âu, các nhà khoa học kết luận.