Theo ý kiến của tác giả bài báo, rượu "ảnh hưởng đến số phận của nước Nga". Ông dẫn chứng ví dụ là chiến dịch chống rượu ở Liên Xô do Mikhail Gorbachev phát động năm 1985.
Chính sách này, theo ông Hattori, đã trở thành "tấn bi hài kịch trong các lĩnh vực khác nhau", vì thế mà đường hướng cải tổ "bị dẫm chân tại chỗ".
"Đồng thời, chiến dịch này đã kích động sự giận dữ của những người thích uống rượu, vốn chỉ có một thú vui duy nhất là rượu, và cuối cùng điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô vào cuối năm 1991, cũng như sự từ chức của Gorbachev" - ông Yorori viết.
Tác giả cũng nhớ lại rằng tổng thống đầu tiên của Nga, ông Vladimir Yeltsin, được biết đến là "người rất mê rượu". "Một số người thậm chí tin rằng vì thế mà ông ta đã đuổi được Gorbachev, người phản đối việc uống rượu", - ông viết.
Tuy nhiên, người Nga tiêu thụ rượu ít hơn so với người Nhật, tác giả khẳng định.
Ở Nga, việc sử dụng rượu hàng ngày mà không có lý do rõ ràng được coi là không thể chấp nhận được, ông Hattori lưu ý.
"Tại Nhật Bản có rất nhiều người uống rượu hàng ngày, nhưng ở nước Nga thời hiện tại thì đây là trường hợp cực kỳ hiếm gặp", - nhà báo kết luận.