"Ngày thứ Hai, Giáo sư Tal Dvir lãnh đạo Phòng thí nghiệm tại ĐHTH Tel Aviv đã trình bày quá trình sử dụng máy in 3D cùng với mô người lấy từ bệnh nhân để in được một trái tim tươi nguyên đang đập phập phồng. Như vậy đã tạo ra một bước đột phá trong ngành y tế toàn cầu”, - đại diện ĐHTH tuyên bố.
Được biết, trong khuôn khổ thí nghiệm đã “in” ra hàng chục trái tim sau đó được cấy ghép vào động vật để kiểm tra chức năng của cơ quan này. Kích thước của “quả tim in” là khoảng 2,5 cm – tức là gần bằng trái tim của một con thỏ. Để in được một trái tim, cỗ máy in đã làm việc trong khoảng ba tiếng rưỡi.
Như khẳng định của các nhà khoa học, nghiên cứu này mở ra con đường mới cho y học ương lai, trong đó bệnh nhân không còn phải chờ cấy ghép hay dùng thuốc để chống thải ghép. Trong vòng mười năm tới, với sự trợ giúp của mô và tế bào từ con người, sẽ có thể tạo ra bất kỳ cơ quan nào để cấy ghép nội tạng phù hợp với mỗi bệnh nhân.