Kênh đã truy cập vào bốn nghìn tài liệu bị tiết lộ trên mạng, bao gồm tin nhắn email, thư từ trong những cuộc trò chuyện trên web, bản trình chiếu, bảng tính và bản tổng kết cuộc họp trên Facebook. Lưu ý rằng, với sự trợ giúp của số tài liệu này, có thể nhận thấy người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, cùng với giám đốc và quản lý của công ty, đã sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng mạng xã hội để gây ảnh hưởng lên công ty đối tác. Kênh truyền hình cũng cho biết rằng, Facebook trong một số trường hợp đã "trao thưởng" cho những công ty khi cho phép họ truy cập vào dữ liệu người dùng. Trong trường hợp khác, Facebook có thể từ chối quyền truy cập vào dữ liệu đó cho các công ty đối thủ, hoặc với ứng dụng cạnh tranh.
Theo đó, NBC News cho biết, Facebook đã cung cấp cho Amazon quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, bởi vì công ty này đã chi tiền cho quảng cáo trên Facebook, đối tác của họ trong buổi ra mắt điện thoại thông minh Amazon Fire Phone. Tuy nhiên, Facebook đã thảo luận về việc chấm dứt quyền truy cập dữ liệu người dùng để cạnh tranh với trình nhắn tin mạng xã hội, "thứ đã trở nên quá phổ biến", trong khi cố gắng ngụy trang hành động của mình dưới chiêu bài bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Theo tài liệu, cuối cùng, Facebook quyết định không bán dữ liệu trực tiếp mà phân phối dữ liệu đó cho các nhà phát triển ứng dụng, được coi là “bạn bè” cá nhân của Zuckerberg, hoặc đã chi tiền cho Facebook và chia sẻ với Facebook dữ liệu có giá trị của mình.
Đến lượt mình, Facebook từ chối ưu tiên cho các nhà phát triển và đối tác vì chi phí quảng cáo hoặc mối quan hệ của họ với giám đốc điều hành công ty. Cần nhấn mạnh rằng Facebook không bị cáo buộc vi phạm luật pháp.
Công ty Facebook trước đây đã trở thành tâm điểm của vụ bê bối chính trị tại Hoa Kỳ. Truyền thông đưa tin rằng Cambridge Analytica, hợp tác với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch bầu cử, đã thu thập dữ liệu bất hợp pháp từ 50 triệu người dùng Facebook. Dựa trên dữ liệu thu thập được, giới nghiên cứu đánh giá sở thích chính trị của cử tri và cho họ thấy quảng cáo trực tiếp nằm trong vùng lợi ích của họ.
Diễn biến sau đó cho biết, việc rò rỉ thông tin đã ảnh hưởng đến 87 triệu người dùng. Ngoài ra, người đứng đầu công ty Mark Zuckerberg bị kiện với tư cách là nhân chứng trong trường hợp được gọi là "sự can thiệp" của Nga trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2016. Cụ thể, công ty bị chỉ trích vì thực tế là chính sách bảo mật của nó cho phép người dùng can thiệp vào cuộc bầu cử.