Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 235 tỉ USD

© Flickr / Tom BallardMade in Vietnam
Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Vietnam" được định giá 235 tỉ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh", Tuổi Trẻ cho biết.

Theo ông Vũ Bá Phú - cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), trưởng ban thư ký Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tăng lên từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 97 doanh nghiệp năm 2018.

Cửa Hàng Made In Vietnam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế

"Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 được Tổ chức Brand Finance công bố, "Vietnam" được định giá 235 tỉ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh" - ông Phú cho biết.

Cũng theo ông Phú, thương hiệu "Vietnam" được tăng hạng (lên thứ 43) nhờ đóng góp của Chương trình thương hiệu quốc gia (Vietnam Value) và nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.

Ông Phú cũng cho biết tới đây để nâng cao thế mạnh của thương hiệu Việt Nam, Bộ Công thương đang xây dựng và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Chương trình thương hiệu quốc gia Việt và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm Thủ tướng Romania Viorica Dancila - Sputnik Việt Nam
Romania ủng hộ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

Theo đó, nội dung chính của chương trình sẽ tập trung vào sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch.

Đồng thời, đề án cũng nêu lên cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và cá nhân liên quan trong tổ chức thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết cũng đang cân nhắc, bên cạnh việc công nhận các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, trong giai đoạn mới, chương trình sẽ triển khai công nhận các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, truyền thông cho các thương hiệu này.

Ông Antonino Tedesco - trưởng ban kinh tế và thương mại Đại sứ quán Ý tại Hà Nội - cho rằng chiến lược xúc tiến thương mại là rất quan trọng vì nền kinh tế Việt Nam dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi có đến 47% đến từ khu vực doanh nghiệp FDI, nên làm thế nào tận dụng được những lợi thế của thúc đẩy xuất khẩu thông qua giá trị thương hiệu. Đơn cử như kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm với thương hiệu quốc gia, tận dụng được nhãn hiệu của sản phẩm sản xuất trong nước.

đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Thực quyền của “Siêu uỷ ban” Việt Nam đến đâu khi tiếp nhận quản lý 19 “ông lớn” Nhà nước?

"Khó khăn nhất là gìn giữ và bảo vệ thành quả từ xúc tiến, quảng bá thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, tránh việc sản phẩm bị làm giả làm nhái trên thị trường. Cần gìn giữ và tiếp tục phát huy chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường. Với Việt Nam, có thể thấy là hơi sớm trong giai đoạn để bảo vệ thương hiệu nhưng không bao giờ là quá sớm để nghĩ đến việc xây dựng và xúc tiến" - ông Antonino Tedesco nói.

TS. Nguyễn Đình Cung - viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - cho rằng đằng sau thương hiệu doanh nghiệp, quốc gia là câu chuyện thành công. Do đó, cần phải xây dựng để có nhiều câu chuyện thành công hơn, tức là làm cho nhiều doanh nghiệp thành công hơn.

"Để làm được điều đó, Bộ Công thương phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, thuận lợi hơn. Đó là điều đầu tiên phải làm. Điều này chưa đạt được như mong đợi. Chương trình thương hiệu quốc gia cũng nên làm việc với hiệp hội, doanh nghiệp, tiếp thu ý tưởng sáng kiến của họ để xây dựng thương hiệu" - ông Cung đề nghị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала