Các chuyên gia từ Đại học Cincinnati của Mỹ và Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc đã phát hiện ra rằng các vụ phun trào núi lửa là nguyên nhân thực sự của sự tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Permi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Các chuyên gia tìm thấy dấu vết thủy ngân trong trầm tích khoảng 252 triệu năm tuổi, được thải vào khí quyển trong quá trình đốt cháy trữ lượng than, nơi lưu trữ kim loại này. Thủy ngân hòa lẫn trong mưa rơi xuống các đại dương, và sau đó lọt vào các trầm tích biển trên khắp thế giới.
Các nhà khoa học cũng xác định rằng trung tâm của các vụ phun trào nằm trên lãnh thổ của Siberia hiện đại. Các vụ phun trào kéo dài hàng trăm ngàn năm và không chỉ từ núi lửa mà còn từ các vết nứt thông thường trên lớp vỏ trái đất. Ngoài ra, khoảng ba triệu km khối tro đã bị phát tán trong khí quyển, dẫn đến hậu quả là nhiệt độ trên Trái đất bị tăng lên khoảng mười độ.
Hậu quả là chuỗi thức ăn bị xáo trộn và độ axit của biển tăng lên, dẫn đến sự tuyệt chủng của khoảng 96% các loài sinh vật biển, 73% động vật có xương sống trên cạn và 83% các loài côn trùng và sự suy giảm đa dạng sinh học kéo dài khoảng 60 nghìn năm.