Trước đó, hãng thông tấn TsTAK báo cáo rằng Bình Nhưỡng đã thử nghiệm vũ khí dẫn đường chiến thuật mới.
“Ở đây thể hiện rõ một thông điệp chính trị: không thử vũ khí hạt nhân mà thu hút sự chú ý của người Mỹ đối với cuộc đối thoại, đồng thời nhắc nhớ về những gì có thể xảy ra nếu không có đối thoại”, - ông Dyachkov nói với Sputnik.
Ông giải thích rằng, Bắc Triều Tiên một mặt coi Hoa Kỳ là đất nước có khả năng thương thảo, nhưng mặt khác cũng đồng thời là mối đe dọa chính. Do đó, người nhận tất cả các tín hiệu quân sự mà Bắc Triều Tiên gửi đi chính là Hoa Kỳ, chuyên gia về phương Đông tin tưởng.
Đồng thời, ông Dyachkov lưu ý rằng không có lý do gì để gắn cuộc thử nghiệm này với chuyến thăm dự kiến của ông Kim Jong-un tới Nga.
"Một hoạt động ngoại giao khác - chuyến đi đang được lên kế hoạch tới Trung Quốc, một cuộc gặp mặt dự kiến sẽ diễn ra với nhà lãnh đạo Nga cũng nhằm gợi ý điều tương tự, rằng Bắc Triều Tiên muốn đối thoại, Bắc Triều Tiên muốn giải quyết vấn đề thông qua con đường chính trị và sẵn sàng cho việc này", - nhà phương Đông nói thêm.