Vào thứ Năm, 18 tháng Tư, một thông báo xuất hiện trên trang web điện Kremlin cho biết khoảng thời gian diễn ra chuyến viếng thăm Nga của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên:
“Theo lời mời của Vladimir Putin, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm Liên bang Nga vào nửa cuối tháng Tư”.
Trước đây, các tin tức không chính thức về cuộc gặp gỡ giữa Putin và Kim đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, và những úp mở xung quanh hội nghị thượng đỉnh Nga – CHDCND Triều Tiên bắt đầu xuất hiện từ lâu, trước khi có thông tin chính xác về khoảng thời gian diễn ra sự kiện.
Rõ ràng là Bình Nhưỡng đã và vẫn sẽ là một đối tác không đơn giản cho Moskva, Bắc Kinh và Tokyo. Trong tám năm cầm quyền, ông Kim Jong-un chưa bao giờ gặp tổng thống Putin, mặc dù ông đã hai lần gặp Trump và nhiều lần với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc. Không biết được những gì đã ngăn cản thực hiện việc này.
Theo tin đồn, cuộc họp giữa hai ông có thể được tổ chức tại Diễn đàn kinh tế Đông ở Vladivostok, được tổ chức vào tháng 9 vừa qua, có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Kazakhstan, nhưng khi đó nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã không đến.
Hiện nay Bình Nhưỡng đang áp dụng đường hướng mới trong chính sách đối ngoại: CHDCND Triều Tiên có một nhà lãnh đạo trẻ nhưng đã trưởng thành - nhà chính trị gia có trình độ quốc tế cao, có quan điểm tiến bộ hiện đại. Trong điều kiện khó khăn nhất của tình hình chính trị quân sự, ông đã cố gắng bảo vệ hòa bình không chỉ cho đất nước mình, mà trên thực tế cho cả thế giới. Bình Nhưỡng tin chắc chắn rằng chính tiềm năng hạt nhân của đất nước được tạo ra trong thời gian ngắn nhất, và tất nhiên, lập trường cứng rắn của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, không chỉ bảo đảm an ninh cho CHDCND Triều Tiên, mà còn là cơ sở cho việc toàn thế giới nhìn nhận Bắc Triều Tiên là một bên tham gia ngang hàng và có tiếng nói tại Đông Bắc Á và trên toàn thế giới.
Rõ ràng chính từ quan điểm này, Kim Jong-un muốn tiến hành một cuộc đối thoại với nhà lãnh đạo Nga, người mà ông cho rằng mình bình đẳng theo mọi nghĩa.
Bây giờ Kim Jong-un sẽ đến Nga. Vì vậy ông hiểu vai trò và ý nghĩa của mình cả trong vấn đề Hàn Quốc và các vấn đề quốc tế nói chung.
Về phần mình, Moskva công nhận chủ quyền và sự bình đẳng của nước láng giềng Bắc Triều Tiên, nhưng không thích sự xuất hiện một quốc gia hạt nhân mới có chung đường biên giới, cùng với những lời phát biểu gay gắt của các nhà lãnh đạo. Đồng thời, Moskva hiểu Bình Nhưỡng đang bị đe dọa bởi lực lượng hạt nhân tấn công của Mỹ ở khu vực, cũng như bởi nhóm lực lượng kết hợp Mỹ - Hàn Quốc.
Điện Kremlin chắc chắn sẽ ủng hộ chính sách của Bình Nhưỡng về việc phát triển đối thoại với Seoul và Washington. Họ cũng chia sẻ yêu cầu của Bắc Triều Tiên để giảm bớt các lệnh trừng phạt quốc tế.
Về điểm quan trọng nhất, Moskva phải truyền đạt đến nhận thức của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên về sự nhanh chóng tổ chức một cuộc đối thoại đa phương, rộng lớn hơn về vấn đề bán đảo Triều Tiên. Rốt cuộc Trung Quốc và Nga mới có thể cung cấp bảo đảm an ninh cho Bắc Triều Tiên, và cần phải đưa điều này vào trong một thỏa thuận an ninh đa phương ở Đông Bắc Á.
Cho dù thành công hay không, rất khó để dự đoán. Tuy nhiên, kết quả của hội nghị thượng đỉnh có thể tạo ra những khía cạnh mới trong mối quan hệ giữa Moskva với Washington, Bắc Kinh và Tokyo, và điều này bù đắp cho tất cả các khó khăn liên quan đến việc chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Kim Jong - un và Putin.