Đó là thông báo của các tác giả bài báo công bố hôm thứ Hai trên tạp chí Depression and Anxiety do Hiệp hội Mỹ về Nghiên cứu chứng trầm cảm và rối loạn hậu chấn ấn hành.
"Kết quả thử nghiệm khả năng trí tuệ nhân tạo của chúng tôi cho thấy những đặc điểm lời nói của mọi người hoàn toàn có thể được sử dụng để chẩn đoán căn bệnh này trong tương lai gần. Xin lưu ý rằng đây là lần đầu tiên có nghiên cứu tương tự được tiến hành”, - Tiến sĩ Charles Marmar từ Bộ môn Tâm thần thuộc Đại học Y New York cho biết.
Công nghệ phân tích lời nói kết hợp với tần số, nhịp điệu, âm điệu và những đặc điểm khác của lời nói. Theo các dữ liệu nhận được, chương trình sẽ đưa ra kết luận về trạng thái cảm xúc của người nói, sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.
Trong quá trình phát triển công nghệ, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu 53 cựu chiến binh Iraq và Afghanistan với chẩn đoán xác nhận có hậu chấn tâm lý PTSD và 78 quân nhân không xác định được bệnh. Các nhà khoa học đã ghi lại hàng giờ phỏng vấn và cho ra bản ký âm giọng nói thông qua phần mềm.