Sự kiện độc đáo. Một kỷ nguyên mới đang đến ở Nhật Bản

© AFP 2023 / Toshifumi KitamuraKỷ niệm sinh nhật lần thứ 71 của Nhật hoàng Akihito tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo
Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 71 của Nhật hoàng Akihito tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày 30 tháng 4, Nhật Hoàng Akihito, người trị vì trong ba mươi năm qua, sẽ thoái vị nhường ngai vàng cho con trai Narahito. Đây là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản hiện đại.

Ngày 1 tháng 5, một kỷ nguyên mới sẽ đến ở Nhật Bản dưới tên gọi Rave - lần thứ 248  và Naruhito sẽ trở thành Nhật Hoàng thứ 126. Điều này có ý nghĩa thế nào đối với  đời sống chính trị và xã hội nước này - theo tài liệu của cuốn Sputnik.

Trường hợp duy nhất

Trong hơn 100 năm qua, một số quốc vương đã rời khỏi ngai vàng  theo ý nguyện riêng của mình. Một trong những sự thoái vị đầu tiên diễn ra vào năm 1936 tại Vương quốc Anh - Vua Edward VIII đã từ chối ngai vàng Anh quốc để kết hôn với Wallis Simpson  - một phụ nữ Mỹ đã ly dị. Tháng 11 năm 1964, Đại công tước xứ Luxembourg Charlotte đã trao lại ngai vàng cho con trai Jean,  là người đến lượt mình, vào năm 2000, đã chuyển giao quyền lực cho người con trai Henry. Nhà vua Campuchia, Norodom Sihanouk (1941-1955 và 1993-2004) cũng đã từ bỏ ngai vàng hai lần. Một trường hợp khá gần đây: vào năm 2013, vua nước  Bỉ Albert II, trong một thông báo khẩn, cũng tuyên bố ý định từ bỏ ngai vàng. Lý do cũng giống như vua Nhật Bản: do tuổi già, ông đã quyết định chuyển giao quyền lực cho thế hệ tiếp theo.

Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko - Sputnik Việt Nam
Nhật hoàng Akihito sẽ chính thức thoái vị vào ngày 30/4/2019

Các ví dụ đó cho thấy trong giới vua chúa, việc thoái vị ngai vàng là một tình huống thông thường. Tại sao việc Akihito rời bỏ quyền lực được coi là chưa có tiền lệ?

Theo ông Vitaly Shvydko - chuyên gia về nước Nhật, trường hợp xảy ra ở Nhật Bản thực sự độc đáo: «đó là một sự vi phạm truyền thống, một hoàng đế lên ngôi, trong khi một ông vua khác lui về nghỉ hưu. Đồng thời vì cuộc sống không dừng lại, tình huống này hoàn toàn có thể lặp lại. Do đó đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi: một số nghị sĩ tin rằng cần thiêt những điều luật đặc biệt dành riêng cho vị hoàng đế này. Những người khác nhấn mạnh rằng cần phải có luật phổ quát, có thể được áp dụng trong tương lai trong tình huống tương tự». (liên quan đến sự thoái vị của Akihito, một luật đã được thông qua chỉ liên quan đến trường hợp cụ thể này, nhưng cuộc tranh luận vẫn tiếp tục, vì không thể loại trừ việc Nhật Hoàng tiếp theo có thể cũng muốn rời bỏ ngai vàng).

Nhân dân - “ủng hộ” hay “chống”

Hoàng đế Nhật Bản Akihito - Sputnik Việt Nam
Thiên hoàng Nhật Bản đón sinh nhật cuối cùng trước khi thoái vị

Nhưng sự kiện này có quan trọng đối với người dân bình thường hay không? Các cuộc khảo sát cho thấy công chúng, đặc biệt là giới trẻ, nói chung ủng hộ mong muốn của Nhật hoàng Akihito: hơn 85% số người được hỏi ủng hộ việc thoái vị hợp pháp. Mặc dù các tầng lớp bảo thủ nhất của xã hội Nhật Bản, đặc biệt là những người ủng hộ Thủ tướng Abe,  không ủng hộ những gì đang xảy ra và nhấn mạnh vào điều luật thoái vị, chỉ liên quan riêng đến Akihito. Theo một cuộc thăm dò gần đây của tờ Asahi, 61% đã bỏ phiếu ủng hộ và 35% cảm thấy khó trả lời, vì mỗi trường hợp cụ thể phải được xem xét riêng biệt.

Thay đổi

Một trong những câu hỏi chính liên quan đến sự thoái vị của Akihito, là liệu có thể chờ đợi một sự thay đổi từ vị hoàng đế mới? Ông Anatoly Koshkin, thành viên Hiệp hội các nhà sử học Nga trong Thế chiến thứ hai, tin rằng quyền lực của Nhật hoàng có thể được mở rộng:

«Phe cánh hữu Nhật Bản quan tâm đến việc nhìn thấy hoàng đế không chỉ là biểu tượng của quốc gia. Họ muốn khôi phục quyền lực và đặc quyền trước đây của ông. Họ tin rằng điều này sẽ góp phần vào sự thống nhất quốc gia. Do vậy sự xuất hiện của Nhật hoàng mới có thể đi kèm với những nỗ lực như vậy. Thật khó để nói thực sự sẽ như thế nào, vì liên quan đến các điều khoản chính trong Hiến pháp Nhật Bản. Tuy nhiên thủ tướng Abe ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp, vì vậy mọi thứ đều có thể ... ".

Fumio Kisida - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản bày tỏ "sự sám hối sâu sắc" vì hành động xâm lược trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai

Victor Kuz'minkov, cộng tác viên từ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản IDV, chia sẻ quan điểm này:

«Nếu Nhật Hoàng Hirohito gắn liền với Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thì sau đó Akihito đã làm mọi cách để chữa lành vết thương sau chiến tranh, để hòa bình và yên bình ngự trị trong trái tim người Nhật. Ông thường đến thăm các thành phố và quốc gia, nơi diễn ra những trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc chiến tranh, như đảo Saipan, Palau và Philippines, nơi nhà vua cầu nguyện cho linh hồn của tất cả những người đã chết. Akihito đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh vì hòa bình. Bây giờ thời thế đang thay đổi: với sự xuất hiện của vị hoàng đế mới, sẽ bước sang một kỷ nguyên mới. Và đây là cơ hội để xuất hiện những ý tưởng mới mẻ.

Giáo sư Hosei Simotomai Nobuo, ngược lại, tin rằng vai trò của Nhật Hoàng sẽ không thay đổi:

В одном из зданий города Припять, Украина - Sputnik Việt Nam
Chernobyl và Fukushima - tai nạn khác nhau, hậu quả tương đương

«Hoàng đế Akihito, người bắt đầu thời đại  Heisei, hướng mọi hoạt động của mình tới việc hòa hợp và hòa giải với  các nước láng giềng châu Á, nhiều lần đến thăm Okinawa. Thành tựu chính của thời đại Heisei là không có chiến tranh. Tuy nhiên đã có những thảm họa tự nhiên và nhân tạo - tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, trận động đất khủng khiếp. Vai trò của hoàng đế Nhật Bản từ thời cổ đại là gần gũi với thần dân của mình trong những thời điểm khó khăn và chia sẻ nỗi thống khổ của người dân bình thường. Theo nghĩa này, các trường hợp ngoại lệ là những giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản như thời đại Meiji, thời đại Taisho và nửa đầu thời đại Showa, khi các hoàng đế trở thành tướng cầm quân. Trong thời kỳ Edo và trước nữa, các hoàng đế Nhật Bản đã làm thơ, nghiên cứu văn chương, giao tiếp với người dân thường, thăm viếng những người bệnh. Chính hành vi này của Nhật Hoàng quyết định vai trò của ông trong xã hội. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang trở lại điều này. Theo nghĩa này, theo tôi, vai trò của hoàng đế Nhật Bản sẽ không  thay đổi lớn. Nhà vua mới, giống như vị Nhật Hoàng Akihito sắp thoái vị, sẽ tiếp tục tiến về phía trước cùng với thần dân của mình».

© SputnikFukushima-1
Sự kiện độc đáo.  Một kỷ nguyên mới đang đến ở Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Fukushima-1

Một điều rõ ràng, việc tôn trọng truyền thống sẽ không hủy bỏ sự tiến bộ. Gần đây tại Nhật Bản đã có một cuộc tranh luận về việc phụ nữ có thể thừa kế ngai vàng hay không. Với sự ra đời vào năm 2006 một cậu bé trong gia đình người con trai út Nhật Hoàng, Hoàng tử Akishino, các cuộc tranh luận về vấn đề này đã lắng xuống. Tuy nhiên, một sự hoãn lại tạm thời sẽ không hủy bỏ những cải cách và sự thay đổi không thể tránh khỏi ... ngay cả trong những vấn đề liên quan đến hoàng đế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала