"Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang ở ngã ba đường, suốt khoảng thời gian dài, họ đã hợp tác với NATO và Hoa Kỳ. Hầu hết thiết bị chính yếu được cung cấp cho Ankara đều được sản xuất tại các quốc gia này.
Nhưng sau thất bại của cuộc đảo chính năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ phát hiện ra rằng những quốc gia mà họ vốn coi là đồng minh “thân cận”, hóa ra lại không phải như vậy. Nhiều lần họ hứa mở rộng hợp tác, đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên minh châu Âu và nâng cao vị thế của họ trong khối NATO, nhưng tất cả mọi thứ không diễn ra “như đã hứa”. Khi Ankara đưa ra yêu sách với Hoa Kỳ, Washington phủi bỏ trách nhiệm và chính quyền nước Erdogan khi ấy nhận ra rằng cần phải tìm hướng đi mới cho quá trình hợp tác kỹ thuật quân sự và củng cố chủ quyền của chính mình ", chuyên gia nhấn mạnh.
Ông Alexey Leonkov nói thêm rằng bây giờ, Ankara đã nhận thức được sự cần thiết phải tìm hướng đi mới trong hợp tác kỹ thuật quân sự. Vì vậy, ngoài S-400, Thổ Nhĩ Kỳ có thể quan tâm đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57, mà theo vị chuyên gia này, vượt trội hơn nhiều so với F-22 và F-35 của Mỹ ở nhiều đặc tính. Ngoài ra, Ankara cũng có thể quan tâm đến trực thăng Nga, tiêm kích chiến đấu Su-35 và Mig-35.