Thời gian gần đây, tình hình trong xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tiến triển rất nhanh, 10 ngày trước, các bên đã nói về "tiến bộ đáng kể", nhưng đến thứ Sáu thì như từng đe, Hoa Kỳ đã tăng thuế với hàng xuất khẩu 200 tỷ USD của Trung Quốc, lý giải rằng Bắc Kinh đã vi phạm các nghĩa vụ cam kết. Trung Quốc “lấy làm tiếc” và tuyên bố về những biện pháp đáp trả. Mà trong lúc này vẫn đang tiếp diễn đàm phán ở Washington. Bất kể sự bùng phát căng thẳng rõ rệt, Phó Thủ tướng Lưu Hạc vẫn đến vòng tham vấn thứ 11 và thẳng thắn tuyên bố rằng lệ phí thuế không phải là giải pháp cho vấn đề. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump lưu ý rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chuyển đến ông một "bức thư đẹp" và không loại trừ khả năng tiến hành cuộc trò chuyện qua điện thoại. Vào lúc nửa đêm ở Washington, biểu thuế mới bắt đầu có hiệu lực, rồi sáng ra các nhà đàm phán sẽ tiếp tục tham vấn, và cả thế giới chăm chú theo dõi kết quả thương lượng.
“Từ năm 2017, Trung Quốc và Hoa Kỳ cố gắng tháo gỡ các tranh chấp kinh tế, trong thời gian đó, nhiều lần áp thuế, song song với những tuyên bố thường xuyên hoặc là sắp đạt thỏa thuận cuối cùng, hoặc là sẽ đổ vỡ hoàn toàn trong đàm phán. Hiển nhiên, những tin thời sự như vậy luôn kích thích thị trường và khơi lên bàn luận rộng rãi. Quả thực là thảm họa thường dự đoán gần đây đã không xảy ra, tôi cho rằng bây giờ chắc cũng vẫn thế”, - ông Kudryavtsev tuyên bố.
Ông lưu ý rằng "việc phá hủy quan hệ hợp tác kinh tế truyền thống hiện thực được xây đắp dựa trên liên hệ thương mại và đầu tư dài hạn không phải chuyện giản đơn dễ dàng”.
Người đối thoại với hãng thông tấn cũng bình luận về phản ứng của các sàn giao dịch chứng khoán với động thái tăng thuế mới nhất – theo lời ông, “sự dao động các chỉ số của thị trường chứng khoán Trung Quốc cho thấy hệ thống tài chính của Bắc Kinh có lẽ bền vững hơn nhiều so với đánh giá tiêu cực của một số chuyên gia phương Tây”.