ĐBQH nói thẳng vụ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu đầy bất thường

© Flickr / Nicholas Eckharttrạm xăng
trạm xăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Tài chính giải thích thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu không sai, ĐBQH muốn chất vấn các Bộ trưởng, báo Đất Việt cho biết.

Liên quan tới thông tin Kiểm toán Nhà nước cho rằng, do chính sách thuế còn nhiều điểm chưa đồng bộ khiến người tiêu dùng bị móc túi, ngân sách thất thu, doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính cho rằng, không có chuyện vênh nhau trong chính sách điều hành.

Petrolimex - Sputnik Việt Nam
Nóng ở Việt Nam: Tính sai thuế xăng dầu 3.000 tỷ- Ai chịu trách nhiệm?

"Xăng dầu cũng như tất cả các mặt hàng khác, thuế tiêu thụ đặc biệt đều được tính dựa trên giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu (đầu mối) bán ra", ông Thi giải thích.

Trước đó, tại một cuộc hội thảo, đại diện Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI cho rằng, tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 100/2016/NĐ-CP thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính dựa trên giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu (đầu mối) bán ra. Tuy nhiên, mức thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu cơ cấu trong giá cơ sở do Bộ Công thương tính toán và ban hành từng kỳ cụ thể (công văn điều hành kinh doanh xăng dầu) kể từ ngày 19/8/2016 lại được xác định theo giá bán lẻ. Vấn đề trên dẫn đến thực trạng người tiêu dùng đóng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng theo giá bán lẻ, nhưng thực tế thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được đóng vào ngân sách nhà nước theo giá bán buôn.

Về thông tin trên, ông Phạm Đình Thi nói rằng: "không phải như vậy."

"Đó là do hiểu nhầm. Chúng tôi đang làm đúng quy định pháp luật", ông Thi nói.

Cần làm rõ

Đứng từ góc độ một người tiêu dùng nhưng cũng là một ĐBQH, ông Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, các thắc mắc liên quan tới vấn đề thu - nộp thuế về ngân sách cần phải được làm rõ.

Kỹ sư kiểm tra điện - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương muốn đóng dấu mật thông tin giá điện, xăng dầu

Theo ông Hòa, không nên để tình trạng mỗi cơ quan giải thích một kiểu, cuối cùng không biết đúng sai thế nào nhưng nếu để người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi, ngân sách thất thu còn doanh nghiệp hưởng lợi.

Do đó, khi phía Kiểm toán đã đặt vấn đề, các cơ quan quản lý liên quan cần phải kiểm tra, rà soát lại các văn bản điều hành, sau đó  giải thích cho rõ ràng, công khai.

"Tôi sẽ có chất vấn Bộ Công thương, Bộ Tài chính để làm rõ vấn đề này trước khi trả lời cho công luận. Làm rõ việc này nhằm hai mục đích. Một là làm rõ có chuyện nhập nhèm, gây thất thu thuế hay không, nếu có thì phải xử lý thế nào, ai phải chịu trách nhiệm? Hai là, nếu không có chuyện nhập nhèm, thất thu cũng cần phải có giải thích cho người tiêu dùng hiểu rõ về chính sách thuế hiện nay, tránh tâm lý nghi ngờ, thiếu lòng tin, gây bức xúc trong dư luận", ông Hòa nêu quan điểm.

Trạm xăng - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương lên tiếng về thông tin “Việt Nam khan hiếm xăng dầu”

Được biết, theo thông tin của đại diện Kiểm toán Nhà nước, qua hoạt động kiểm toán phân tích đánh giá các yếu tố cấu thành giá thực tế tại các đầu mối xăng dầu cho thấy: Khi đơn vị được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì thuế suất thuế nhập khẩu thực tế áp dụng tại các doanh nghiệp đầu mối thấp hơn thuế suất nhập khẩu xăng dầu trong công thức tính giá cơ sở của liên bộ. Đặc biệt đối với dầu DO có C/O form D và xăng có C/O form KV (khi xăng dầu có xuất xứ hàng hóa theo mẫu D/KV được hưởng ưu đãi thuế suất theo hiệp định thương mại hàng hóa).

Đây là nhân tố tác động chính làm giá cơ sở thực tế tại đơn vị thấp hơn giá cơ sở do liên bộ điều hành để tạo nên một khoản thặng dư cho các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu. Chỉ trong giai đoạn 2015 - 2016, khoản thặng dư từ chênh lệch thuế nhập khẩu khác nhau này có giá trị là 4.809 tỉ đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала