Theo giáo sư về hệ thống thông tin và quản trị kinh doanh Klaus-Peter Ernst, những tập phim này đáp ứng những nhu cầu truyền thống của mọi người như mong muốn có bạn bè và cảm nhận mình thuộc về một cộng đồng.
Mọi người gắn bản thân với các nhân vật của phim, khi bạn có thể so sánh và tìm ra những nét tương đồng giữa cuộc đời của chính họ và cuộc đời của các nhân vật hư cấu, nhà khoa học tiếp tục bình luận. “Ví dụ, một người trong gia đình đóng vai trò người ngoài cuộc có thể tìm thấy bản thân trong hình ảnh của Tirion Lannister. Đôi khi mọi người gắn mình với các nhân vật mà họ thần tượng, ví dụ Arya Stark hoặc Daenerys Targaryen. Bộ phim tạo ra cảm giác giống như mọi người quen thuộc với các nhân vật, và họ có thể coi những nhân vật này như những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè", - vị giáo sư nhận định.
Một yếu tố quan trọng khác dẫn tới thành công của bộ phim là bản chất tò mò của con người, ông Ernst nói. Trong “Trò chơi vương quyền” có thể xảy ra chuyện ví dụ như: một nhân vật được mọi người yêu thích và chăm chú dõi theo sự tăng trưởng và phát triển của nhân vật đó trong vòng năm hoặc sáu năm bỗng nhiên chết. Sự căng thẳng mà thông thường sẽ bị mất đi trong các định dạng khác vẫn được duy trì trong phim này”, - ông lưu ý.
Ngoài ra, “Trò chơi vương quyền” hấp dẫn vì được hỗ trợ bởi các dịch vụ tải xuống và phát trực tuyến video, tuy nhiên theo nhà khoa học điều này cũng mang những hậu quả tiêu cực. "Mọi người có thể xem quá nhiều tập phim, đến nỗi có thể nói là họ bị mắc chứng nghiện tinh thần – và Netflix và những thứ khác càng đóng góp thêm vào thực tế là "ma túy" có thể nhận được một cách nhanh chóng và dễ dàng”, - ông Ernst nói.