Về lý do của quyết định này và triển vọng của dự án so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài - theo tài liệu của Sputnik.
Trang bị mới
Đầu tiên dã có kế hoạch trong khuôn khổ chương trình vũ khí đến năm 2027, 16 chiếc máy bay chiến đấu Su-57 sẽ được chuyển giao cho quân đội. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi tuyên bố trong tương lai gần, nhà nước đang tính đến hợp đồng mua 76 máy bay được trang bị vũ khí hiện đại cùng với tất cả các cơ sở hạ tầng cần thiết.
Hơn nữa, ngân sách cho việc mua sắm phương tiện mới sẽ không thay đổi đáng kể. Kinh phí dành cho các máy bay bổ sung sẽ được phân bổ lại, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo kết quả của các biện pháp được thực hiện, giá máy bay và vũ khí đi kèm giảm 20%. Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng và đại diện tổ hợp công nghiệp quân sự, chiếc Su-57 đầu tiên sẽ chuyển giao cho VKS ngay trong năm nay.
Theo ông Andrey Phomin - chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự, tổng biên tập tạp chí «Vzlyot» -, việc tăng mạnh khối lượng giao hàng của Su-57 có vẻ khá hợp lý và kịp thời: «Việc phát triển máy bay thế hệ mới đã được thực hiện với chi phí đáng kể, vì vậy cần được đặt hàng với số lượng tương đối, - ông nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, 16 chiếc theo kế hoạch trước đó, rõ ràng là không đủ. Máy bay sẽ sớm vượt qua giai đoạn hai bài kiểm tra cấp nhà nước, các đặc tính kỹ thuật chính đã được xác nhận. Vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết: phát triển vũ khí hỏa lực mới, hệ thống trang bị bổ sung".
Theo chuyên gia, 76 chiếc máy bay sẽ gia tăng đáng kể tiềm năng chiến đấu của Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga .
«Rõ ràng, khả năng tài chính cho phép chúng ta mua số lượng lớn máy bay như vậy, - ông Phomin nhấn mạnh, Tuy nhiên, ba trung đoàn là đáng kể, đặc biệt nếu tính đến khả năng chiến đấu của máy bay thế hệ mới”.
Cựu chiến binh trẻ tuổi
Su-57 cất cánh lần đầu vào năm 2010. Các thử nghiệm và hoàn thiện diễn ra khẩn trương. Máy bay đã nhận được động cơ "Izdelye 30", hay còn gọi là động cơ "giai đoạn thứ hai". Các nguyên mẫu đầu tiên được trang bị động cơ phản lực turbo vectơ lực đẩy có kiểm soát hai ống xả AL-41F1 - bản sửa đổi cải tiến động cơ lắp trên máy bay Su-35S thế hệ 4 ++. Động cơ mới sẽ giúp Su-57 bay nhanh hơn, cơ động hơn và tiết kiệm nhiên liệu. Máy bay có thể ở trên không lâu hơn và đáng chú ý là vượt qua các máy bay thế hệ trước về phạm vi hoạt động.
Dành riêng cho Su-57, một hệ thống cứu hộ phi công mới đã được phát triển, bao gồm ghế phóng và bộ đồ bay chống quá tải. Ngoài ra, các thử nghiệm của hệ thống thông tin liên lạc đang được hoàn thành, cấu trúc và cách làm việc khác biệt đáng kể so với trước. Công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao tiên tiến đã được giới thiệu, và các giải pháp mạng mới đã được áp dụng.
Su-57 cũng đã được thử nghiệm trong điều kiện thực chiến: năm ngoái, một số chiếc đã hoạt động ở Cộng hòa Ả Rập Syria. Quân đội và các nhà phát triển trong điều kiện thực tế đã kiểm tra hiệu suất máy bay, tổ hợp thông tin và điều khiển thông minh, các trang thiết bị bao gồm cả hệ thống điều khiển vũ khí.
«Các đặc tính đạt được cho thấy nói chung máy bay mới đã vượt trội hơn các phiên bản thế hệ trước, - ông Phomin nhận xét-, Hiện tại các phi công quân sự đang học cách làm chủ Su-57 - quá trình này khá phức tạp và lâu dài. Không thể hôm nay nhận được máy bay và ngày hôm sau bay luôn. Cần phải có thời gian chuẩn bị các phi công và nhân viên kỹ thuật".
Cuộc cạnh tranh trên không trung
Sản phẩm phương Tây có những đặc tính hoạt động gần nhất với Su-57, là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ - F-22 Raptor -, được ra mắt từ mười năm trước. Tổng cộng đã chế tạo khoảng 200 chiếc "Raptor", hiện khoảng 150 chiếc đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Theo các nhà phát triển, F-22 bao gồm trong đó tất cả các thành tựu khoa học và kỹ thuật của hàng không hiện đại.
Tuy nhiên, khi so sánh với Su-57 của Nga, thì «sản phẩm Mỹ» nổi bật chủ yếu về giá cả. Đây là một trong những máy bay đắt nhất trong lịch sử hàng không: giá thành một chiếc gần 150 triệu đô la, và chi phí cho một giờ bay - 60 nghìn đô la. Chính vì đắt đỏ mà người Mỹ đã phải cắt giảm việc sản xuất F-22 trước thời hạn.
Các chuyên gia tin rằng máy bay Nga vượt trội so với F-22 về các đặc tính kỹ chiến thuật và khả năng chiến đấu. Đặc biệt Su-57 được trang bị động cơ mạnh hơn: tổng lực đẩy là 36 nghìn kg so với khoảng 32 nghìn kg của động cơ trên “Raptor». Có một sự khác biệt trong khả năng cơ động. Động cơ Su-57 vector cho phép quay đủ các hướng, lệch mọi góc độ - máy bay có thể thay đổi hướng bay, tốc độ nhanh chóng và an toàn vào bất cứ lúc nào. Với động cơ F119-PW-100 trên «Raptor», các vòi phun chỉ quay theo chiều dọc, làm hạn chế đáng kể khả năng cơ động.
Giờ đây các nhà sản xuất máy bay Mỹ tập trung phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-35 thế hệ thứ năm. Và mặc dù Su-57 và F -35 thuộc các phân khúc hơi khác nhau, các chuyên gia đã xếp chúng vào cùng một nhóm. Những máy bay này gần đây đã được các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ so sánh và tỏ ra ưa thích sản phẩm của Nga.
Theo Infographic của hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, Su-57 vượt qua F-35 về các thông số như tốc độ tối đa - 2600 km / h so với 1931 km / h, thời gian bay tối đa - 5,8 giờ so với 2,36 giờ, tải trọng chiến đấu tối đa - 10 tấn so với 8,16 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa - 35480 tấn so với 31751 tấn. Trong số các tính năng độc đáo của Su-57, cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn, có thể bay siêu thanh không dùng turbo và khả năng cơ động nổi bật. Su-57 có lợi hơn về mặt chi phí: theo một số ước tính, rẻ hơn F-35 hai lần rưỡi. Máy bay phương Tây có giá từ 83 đến 108 triệu đô la, tùy thuộc vào phiên bản.
Cần nhắc lại, Ankara dự định mua từ Washington ít nhất một trăm chiếc F-35 Lightining II, nhưng đã nảy sinh khó khăn trong các cuộc đàm phán vì Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Trong trường hợp phía Mỹ từ chối cung cấp máy bay chiến đấu, Ankara không loại trừ việc chọn mua máy bay Nga.