Thuốc trừ sâu, biến đổi khí hậu, ký sinh trùng chịu trách nhiệm về hiện tượng này. Rõ ràng, ong mật và ong vò vẽ cần được bảo tồn, nhưng, vẫn chưa rõ phải làm thế nào để bảo vệ chúng.
Thời đại của thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu
Đầu những năm 2000, các chuyên gia Hoa Kỳ đã nhận thấy rằng, số lượng ong mật đã giảm đáng kể. Nhà côn trùng học Marla Spivak từ Đại học Minnesota báo cáo rằng, hiện nay số lượng tổ ong là ít hơn hai lần so với vào giữa thế kỷ XX. Theo ý kiến của bà, vấn đề này đã xuất hiện sau Thế chiến II, sau khi thay đổi phương thức canh tác.
Khi đó nông dân ngừng trồng cỏ ba lá và cỏ linh lăng và bắt đầu sử dụng rộng rãi thuốc diệt cỏ. Kết quả là họ đã hạn chế đáng kể cỏ dại, nhưng, nhiều loài cỏ dại là nguồn thức ăn cho ong. Hệ thống canh tác “độc canh” cũng có tác động tiêu cực: một hoặc hai giống ngô hoặc đậu nành được trồng trên lãnh thổ rộng lớn tạo ra cái gì đó giống như “sa mạc thực phẩm” cho những con ong. Để nhận phần dinh dưỡng trong phấn hoa, con ong phải chuyển tổ ong sang khu vực khác của đất nước.
Một nghiên cứu gần đây với sự tham gia của bà Spivak có mục đích xác định các hóa chất nguy hiểm nhất đối với ong. Trong bốn năm liền các nhà khoa học đã lấy mẫu phấn hoa và sáp ong từ sáu trại nuôi ong ở Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành khoảng 1.700 phân tích, các chuyên gia đã phát hiện 91 hợp chất tổng hợp, chủ yếu là thuốc trừ sâu và các sản phẩm phân hủy của chúng.
Phấn hoa bị tổn hại hóa học nghiêm trọng nhất, mà đây là một nguồn protein quý giá cho ong mật và ong vò vẽ. Các chất hóa học phổ biến nhất là atrazine, coumaphos và chlorpyrifos. Dù nồng độ là thấp và không gây chết người, nhưng, một số mẫu bị tổn hại khá mạnh bởi thuốc trừ sâu.
Các chuyên gia của Ý cũng ghi nhận tình hình tương tự như vậy. Họ đã quan sát 53 tổ ong trong ba năm liền. Bản báo cáo cho biết về 18 loại hóa chất đã được phát hiện trong phấn hoa vào mùa thụ phấn tích cực. Liều nguy hiểm đã được ghi nhận trong ít nhất 13% mẫu xét nghiệm.
Cuộc chiến với ký sinh trùng
Một mối nguy hiểm khác là ký sinh trùng và virus. Hai sinh vật đơn giản nhất là Nosema apis và Nosema ceranae chịu trách nhiệm về việc diệt chủng loài ong mật phổ biến nhất trên thế giới - loài Apis mellifera.
Các chuyên gia cho rằng, Nosema ceranae là một loài gây bệnh đang thay thế loài Nozeme ong được biết đến từ ít nhất 100 năm. Ký sinh trùng mới đã được mô tả chỉ trong những năm 1990 - ở Uruguay, sau đó ở Hoa Kỳ. Bào tử của nó thiếu sức sống, và theo lý thuyết, loài này không thể lan truyền rộng rãi. Nhưng, như các nhà nghiên cứu từ Tyumen và St. Petersburg đã phát hiện ra, microspodia Nosema cảm thấy tuyệt vời trong khí hậu Nga, ngay cả vào mùa đông băng giá ở Siberia.
Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang Voronezh nghiên cứu về phấn hoa đã lưu ý rằng, mầm bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch, tốc độ phát triển và hành vi của côn trùng thụ phấn.
Phần đóng góp của ong mật vào nền kinh tế toàn cầu
Năm 2016, một nhóm lớn các nhà khoa học từ Châu Âu, Nam Mỹ và Úc đã phân tích dữ liệu có sẵn tại thời điểm đó về tình trạng quần thể ong mật trên thế giới và rút ra kết luận rằng, sự tuyệt chủng của chúng đe dọa nền kinh tế và sức khỏe con người.
Họ đã phát hiện các yếu tố chính gây tử vong cho côn trùng thụ phấn: nông nghiệp thâm canh, biến đổi khí hậu, thuốc trừ sâu và biến đổi gen, thụ phấn có kiểm soát, mầm bệnh, các loài ngoại lai.
Các nhà khoa học biết hai mươi ngàn loài ong. Con người chỉ sử dụng 50 loài, 12 loài trong số đó được sử dụng để thụ phấn cho các loại cây trồng. Hầu hết các loại cây trong tổng số 107 loại cây trồng trọt phổ biến nhất đều phụ thuộc vào sự thụ phấn. Những cây trồng này chiếm một phần đáng kể trong chế độ ăn uống của chúng ta, đây là nguồn vitamin A và C, vi chất dinh dưỡng, canxi, florua và axit folic.
Theo đó, trong tương lai, những vùng bị thiếu vitamin A dễ bị tổng thương nhất do sự biến mất của những con ong. Ở các khu vực này có thể gia tăng số lượng các bệnh chẳng hạn như bệnh tim thiếu máu cục bộ, mà bệnh này có thể dễ dàng bị ngăn ngừa với sự trợ giúp của dinh dưỡng thích hợp.
Thụ phấn là đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, khu vực Địa Trung Hải. Những cây trồng có giá trị như ca cao, hạnh nhân, cà phê, cũng cần đến ong mật.
Rất nhiều người tham gia canh tác cây trồng thụ phấn, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo. Tại ít nhất 50 quốc gia có nhiều cộng đồng và bộ lạc kiếm ăn bằng việc nuôi ong.
Điều quan trọng là các loại cây trồng thụ phấn cung cấp nguyên liệu cho y học, nhiên liệu sinh học, ngành dệt, vật liệu xây dựng, nhạc cụ. Cuối cùng, chúng ta không nên quên về dấu ấn của con ong và mật ong trong thơ ca, văn học và nghệ thuật của toàn thế giới.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của ong vò vẽ là phấn hoa bị ô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh, vi rút, nấm men. Trong hai thập kỷ qua số lượng ong ở Bắc Mỹ đã giảm 96%, khu vực sinh sống của chúng cũng giảm đáng kể.