Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đến lượt trực thăng hải quân Australia “dính đòn” Trung Quốc ở Biển Đông?

© AP Photo / XinhuaBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một nhân chứng có mặt trên tàu HMAS Canberra cho hay, các phi công điều khiển trực thăng của hải quân Australia đã bị chiếu laser và buộc phải hạ cánh khi đang tham gia chương trình tập trận trên Biển Đông, Infonet lược theo SCMP khẳng định.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), học giả Euan Graham, người có mặt trên tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của hải quân Hoàng gia Australia trên hành trình từ Việt Nam tới Singapore cho hay, chính các tàu cá hoạt động ở Biển Đông đã chiếu laser vào phi công điều khiển trực thăng của Australia.

Ảnh tàu hải quân Australia được chụp từ boong tàu HMAS Adelaide trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến Úc, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tại Sydney, ngày 19 tháng 12 năm 2016. - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến Úc bị Hải quân Trung Quốc bám đuôi trên Biển Đông

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động ở Biển Đông, tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của Australia còn bị một chiến hạm của Trung Quốc bám đuôi. Sự việc xảy ra hồi đầu tháng này. 

Ông Graham, Giám đốc Khoa nghiên cứu châu Á thuộc Đại học La Trobe ở Australia là một trong số ít nhà học giả được mời tham gia quan sát cuộc tập trận chung mang tên “Indo-Pacific Endeavour 2019” (Nỗ lực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2019). 

“Liệu đây có phải là hành động bột phát của các ngư dân? Hay đây là hành động quấy rối giống như việc lực lượng dân quân biển Trung Quốc thường làm? Điều này thật khó để khẳng định, nhưng hành động này cũng từng xảy ra ở khu vực Tây Thái Bình Dương”, học giả Graham chia sẻ trên trang web The Strategist của Viện Chính sách Chiến lược Australia tại Canberra hôm 28/5.

Tàu sân bay USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Học giả Úc: Việt Nam "khôn khéo" “cân bằng chiến lược” ở Biển Đông
Trên thực tế, Trung Quốc đang duy trì số lượng lớn lực lượng dân quân biển ở Biển Đông. Lực lượng này hoạt động trên các tàu cá và thực hiện những nhiệm vụ không liên quan tới chiến tranh. Lâu nay, Trung Quốc khẳng định Biển Đông là tuyến đường biển chiến lược thiết yếu, do đó Bắc Kinh đặc biệt “nhạy cảm” với hoạt động của lực lượng hải quân nước ngoài trên Biển Đông như Mỹ và các đồng minh bao gồm Australia.

Trước đây những vụ việc liên quan tới việc chiếu laser từng xảy ra ở Djibouti, quốc gia tại Sừng châu Phi và cũng là nơi cả Mỹ và Trung Quốc đặt căn cứ quân sự. Cụ thể, hồi năm ngoái, Mỹ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc chiếu laser trực diện vào một máy bay quân sự của nước này ở Djibouti khiến hai phi công Mỹ bị thương nhẹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận quân đội nước này tấn công máy bay quân sự Mỹ ở Djibouti.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đón Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. - Sputnik Việt Nam
Tướng Ngụy Phượng Hòa thăm Hà Nội: Hòa bình trên Biển Đông không dành riêng cho Trung Quốc hay Việt Nam
Theo học giả Graham, hoạt động trao đổi thông tin với Trung Quốc trong hành trình tàu chiến Australia hoạt động ở Biển Đông diễn ra bình thường. Thậm chí, phía Trung Quốc còn yêu cầu các chiến hạm của Australia báo cáo về bất cứ hành động mang tính bắt nạt xảy ra khi tàu chiến Australia di chuyển trong khu vực.

Cũng theo ông Graham, sự hiện diện thường trực của các tàu Trung Quốc nhằm bám đuôi tàu thuyền nước ngoài cho thấy hạm đội Trung Quốc đã phát triển lớn mạnh tới mức đủ năng lực duy trì các tàu “ăn chực nằm chờ” chỉ để nhận lệnh hành động.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала