Theo giáo sư Park Jong Chol của Đại học Quốc gia Gyeongsang, các hình phạt dành cho những hành động kiểu đó không đến mức cực đoan như đã nêu trong bài báo của Chosun Ilbo. Chúng ta đang nói về "giai đoạn thử thách" cho sự thất bại của hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội và những thất bại chính trị khác, mà rất có thể, đã được thể hiện trong việc cách chức hoặc khiển trách.
“Ông Kim Hyok Chol và các quan chức khác có nhiều khả năng quay trở lại sau các biện pháp cách mạng hóa (tức là lao động cưỡng bức kết hợp với nghiên cứu ý thức hệ). Câu hỏi duy nhất là họ sẽ trở lại ở vị trí nào” - Giáo sư Park Jong Chol nói.
“Thông thường, biện pháp khiển trách đối với các quan chức cấp cao Triều Tiên kết thúc bằng việc tái đào tạo tại trường đảng và học tập kinh nghiệm làm việc, cùng với những người bình thường ở cấp độ chiến dịch “xuống làng” kiểu Trung Quốc (phong trào xuống nông thôn trong cuộc cách mạng văn hóa” - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Viện Sejong Cheong Seong-Chang nhận xét.
“Chuyện ông Kim Hyok Chol vẫn duy trì chức vụ phó chủ tịch Đảng lao động Triều Tiên và ủy viên Đoàn chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao (sau cuộc cải tổ tháng 4) không khớp với việc ông ta bị buộc phải lao động cưỡng bức và bị xử tử vào tháng 3. Do đó, rõ ràng là ông ta đã bị khiển trách hoặc giáng chức. Nhưng (thanh trừng trong trường hợp này) hầu như không phải là một biện pháp thích hợp” - chuyên gia nhấn mạnh.