Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Mỹ quyết 'đấu' Trung Quốc ở Biển Đông

Đăng ký
Không khí căng thẳng Mỹ - Trung hiện tại không chỉ giới hạn ở lĩnh vực thương mại, mà bắt đầu lan sang các lĩnh vực an ninh, quân sự khi phía Mỹ liên tiếp tung ra các “đòn hạng nặng” nhằm vào Trung Quốc, TS Nguyễn Thành Trung có bài bình luận trên báo Tuổi Trẻ.

Thứ năm tuần trước (23-5), thượng nghị sĩ từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cùng đưa ra bàn thảo lại dự luật nhằm trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc có liên quan đến các hành động "phi pháp và nguy hiểm" ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông, vốn được nói rõ ngay trong trang đầu tiên.

Lễ đón tiếp long trọng Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos tại Bắc Kinh, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Mỹ quyết trừng phạt: Dự luật ngăn quân sự hóa Biển Đông động chạm đến cấp nào của Trung Quốc?

Không kiêng nể

Dự luật sẽ yêu cầu Chính phủ Mỹ đóng băng tài sản, và hủy bỏ hay từ chối thị thực (visa) đối với bất kỳ ai liên quan đến "các hành động hay chính sách đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định" của khu vực Biển Đông.

Dự luật dài 27 trang này nhằm thẳng một cách không kiêng nể vào Trung Quốc, khi trừng phạt cá nhân và thực thể Trung Quốc tham gia "vào các hành động phi pháp và nguy hiểm" với danh sách ban đầu gồm 25 công ty và cá nhân Trung Quốc liên quan đến các hành động ở khu vực Biển Đông.

Trong đó có các công ty nhà nước lớn như Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng kéo giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) vào tháng 5-2014, hay Tập đoàn Hóa chất và dầu khí Trung Quốc (SINOPEC), Tổng công ty Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) tham gia việc cải tạo đảo ở Biển Đông...

© Ảnh : COOEC Subsea Technology Co. Ltd Giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB (Đông Phương 13-2 CEPB) của Trung Quốc
Mỹ quyết 'đấu' Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB (Đông Phương 13-2 CEPB) của Trung Quốc

Ngoài ra, dự luật cũng yêu cầu ngoại trưởng Mỹ mỗi 6 tháng cung cấp báo cáo cho Quốc hội bất kỳ công ty hay cá nhân Trung Quốc nào được xác định liên quan đến việc xây dựng hay phát triển các dự án tại các khu vực tranh chấp ở vùng biển này.

Đại Tây Dương. Máy bay tiêm kích-ném bom F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ bay phía trên hàng không mẫu hạm “Gerald Ford”. - Sputnik Việt Nam
Mỹ can dự chiến lược chưa từng có vào Biển Đông

Thượng nghị sĩ Rubio của Đảng Cộng hòa, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và thượng nghị sĩ Ben Cardin của Đảng Dân chủ cùng bảo trợ dự luật.

Dự luật này từng được đưa ra lần đầu vào tháng 3-2017 nhưng không thành công ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Tuy nhiên, lần này nó được sự ủng hộ của 13 thượng nghị sĩ khác, trong đó đáng kể có thượng nghị sĩ Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2012.

Số lượng ủng hộ dự luật ngày càng tăng. Hiện tại Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện - thượng nghị sĩ James Risch của Đảng Cộng hòa hết sức quan tâm tới vấn đề Trung Quốc.

Chính vì vậy, dự thảo này có thể đi xa hơn so với trước đây, mặc dù cũng cần chỉnh sửa nhiều về ngôn ngữ để có thể được sự đồng thuận từ ít nhất 218 hạ nghị sĩ (trong tổng số 435) và 51 thượng nghị sĩ (trong tổng số 100) trước khi được tổng thống phê chuẩn để có thể trở thành luật.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Nghị sỹ Mỹ kêu gọi trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông

Rõ ràng, vấn đề Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông không mới, nhưng nó mới ở chỗ các chính trị gia lưỡng Đảng của Mỹ ngày càng thống nhất hơn trong các nhìn nhận về Trung Quốc, và cả phương cách đối phó với Trung Quốc.

Cũng cần phải nhắc lại chính sách đối ngoại mềm dẻo với Trung Quốc dưới thời tổng thống Obama trước đây không có tác dụng làm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

© REUTERS / Carolyn KasterTổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – Tiệc trà trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hàng Châu
Mỹ quyết 'đấu' Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – Tiệc trà trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hàng Châu

Hành động hơn lời nói

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nhấn mạnh rằng Mỹ có mặt ở châu Á không phải để tham gia các hội đàm mà để "hành động". Ngoại trưởng Mỹ từng là cựu giám đốc CIA nhấn mạnh:

"Chúng tôi chủ động. Giới quân sự của chúng tôi chủ động". Ông muốn nhấn mạnh rằng chính quyền Trump hoàn toàn khác với thời Obama.

Thủ tướng Dmitry Medvedev đã hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Moskva và Hà Nội chủ trương hòa bình và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Hôm 29-5, tướng Joseph F Dunford Jr, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nhấn mạnh nếu một quốc gia nào đó tiếp tục bành trướng ở khu vực sẽ bị đáp trả bởi phản ứng tập thể, hàm ý phản ứng của Mỹ và đồng minh.

Tướng Dunford nhắc khéo là ông không đề cập tới hành động quân sự, nhưng bất kỳ vi phạm luật và thông lệ quốc tế trong tương lai sẽ phải được ngăn chặn. Tướng Dunford không nêu đích danh nhưng ai cũng hiểu rõ ông ám chỉ con voi ở trong phòng. Đó là Trung Quốc.

Tuy nhiên, viên tướng cao cấp nhất trong giới quân sự Mỹ không ngần ngại thẳng thừng chỉ đích danh Trung Quốc đã bội tín, khi Chủ tịch Tập Cận Bình hứa với Tổng thống Obama vào năm 2015 không quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

© AP Photo / Rahmat GulChủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford
Mỹ quyết 'đấu' Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford

"Họ đã phớt lờ các cam kết - ông nói - Bây giờ chúng ta thấy họ đã hoàn tất các đường băng dài 3.000m, kho chứa đạn dược, các tên lửa phòng thủ, các thiết bị không quân...".

Tàu khu trục tên lửa Hải quân Hoa Kỳ Gravely - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc nói Mỹ đang “đùa với lửa” với động thái gây hấn ở eo biển Đài Loan
Trước đó vào tháng 2-2019, cấp dưới của tướng Dunford là đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM), trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, cũng tố cáo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thất hứa về việc này.

Tướng Dunford lưu ý Trung Quốc không gia tăng việc quân sự hóa ở Biển Đông trong những tháng gần đây chứng tỏ họ đã hoàn thành việc lắp đặt các thiết bị quân sự mà họ cần có.

Năm 2017, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Mỹ (CSIS), mà chủ tịch là ông John Hamre từng là thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, đưa ra cảnh báo rằng Biển Đông sẽ hầu như trở thành "ao nhà của Trung Quốc" vào năm 2030.

CC BY 4.0 / Leland Smith et al. / Figure 1 (cropped photo)Xây đảo nhân tạo gây hại cho hệ sinh thái Biển Đông
Mỹ quyết 'đấu' Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Xây đảo nhân tạo gây hại cho hệ sinh thái Biển Đông

Hằng năm hàng ngàn tỉ USD hàng hóa được vận chuyển thông qua khu vực Biển Đông, trong đó có hơn 1,2 ngàn tỉ USD hàng hóa Mỹ. Thời gian từ bây giờ cho đến mốc 2030 có lẽ không còn xa nữa, trừ khi Mỹ phải hành động nhiều hơn là lời nói và cam kết.

Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay F/A-18E Super Hornet hạ cánh ở tàu sân bay USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Mỹ khiến Trung Quốc "sống không yên" ở Biển Đông?

Chính vì vậy, các diễn biến gần đây đưa ra thông điệp Mỹ đã mất kiên nhẫn và đặc biệt là mất niềm tin với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Họ phải đưa ra các biện pháp cụ thể cứng rắn hơn, và chúng ta phải chờ xem liệu Mỹ có thực thi các cảnh báo của mình hay không nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục hành vi mạnh bạo của mình ở khu vực Biển Đông. Các đồng minh của Mỹ bắt buộc phải chọn phe trong thời gian sắp tới thay vì ngồi trên "hàng rào quan sát".

Nhất quán bảo vệ tự do hàng hải

Việc các tướng lĩnh quân sự Mỹ công khai chỉ trích Trung Quốc hay việc hải quân Mỹ gia tăng các chuyến tuần tra tự do hàng hải (FONOPS), cũng như không quân giám sát ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong thời gian gần đây chuyển tải một thông điệp rằng Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ các nguyên tắc về tự do, an ninh hàng hải và sẵn sàng bắt các quốc gia vi phạm phải trả giá.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала