Hơn nữa, theo ông, có lẽ thất bại chính trị đối ngoại tồi tệ nhất của Washington là bỏ qua những hậu quả không thể tránh khỏi sau các cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia khác.
“Làm thế nào để mô tả chính sách đối ngoại của Mỹ trong 20 năm qua? Trong tâm trí tôi nghĩ đến từ “thảm họa”. “Kiêu ngạo và giết chóc”, dường như cũng có ý nghĩa phù hợp”, ông Doug Bendow, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Caton, cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Ronald Reagan, nhận xét trong bài viết của mình dành cho The National Interest.
Theo ông, sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Washington đã hoạt động quân sự một cách bất thường: xâm chiếm hai quốc gia, ném bom nhiều nước khác, gửi máy bay không người lái, triển khai lực lượng đặc nhiệm, áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại các quốc gia khác nhau. Đáng buồn thay, mối đe dọa từ Hồi giáo cực đoan và khủng bố vẫn để lại di căn.
Al-Qaeda* đã mất hiệu quả trong việc chỉ đạo các cuộc tấn công, nhưng nó vẫn truyền cảm hứng hành động cho chi nhánh tại các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, “Nhà nước Hồi giáo”** dù đã yếu đi nhiều, nhưng chúng vẫn tiếp tục bổ sung các hành động khủng bố mới vào hồ sơ của mình.
Một cách nhất quán, ba đời chính quyền Mỹ gần đây ngày càng kéo Hoa Kỳ vào một cái bẫy ở Trung Đông, tác giả lưu ý. Cuộc chiến với Iran hiện giờ trên ngưỡng cửa "có thể xảy ra". Các đồng minh giàu có đang ngày càng phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Nga thì tích cực chống lại. Washington và Bắc Kinh dường như đang hướng đến một cuộc xung đột không chỉ về các vấn đề thương mại. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ dường như bị thuyết phục rằng nếu hành động theo cùng một cách, thì có thể đạt được những kết quả khác nhau.
“Đây là định nghĩa tốt nhất về sự điên rồ”, Doug Bandow chế nhạo.
Dù có những lời lẽ đôi khi gây khó chịu và khiêu khích, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không đi xa hơn chính sách của những người tiền nhiệm. Ví dụ, các lực lượng Mỹ vẫn được triển khai ở Afghanistan và Syria. Hơn nữa, chính quyền Trump đã tăng số lượng quân đội và thiết bị quân sự ở châu Âu. Washington cũng thắt chặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên và Nga. Ngoài ra, các quốc gia mới như Venezuela, đã phải chịu các biện pháp hạn chế của Mỹ.
Chính sách đối ngoại của Mỹ bị lỗ hổng hệ thống. Cựu Trợ lý của Obama, Ben Rhodes, được gọi là “Bong bóng”. Có lẽ không ai trong số các quan chức có thể xây dựng tốt hơn các khiếm khuyết trong nguyên tắc của “Bong bóng”, so với cựu Ngoại trưởng và cựu đặc phái viên Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, Madeleine Albright.
Trước hết, chúng ta đang nói về niềm tự hào quá mức. Vào năm 1998, bà Albright, khi đó là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, nói: “Nếu chúng ta phải sử dụng vũ lực, đó là vì chúng ta là nước Mỹ: chúng ta là một dân tộc, không thể không làm điều đó. Chúng ta đứng trên cao và nhìn về tương lai xa hơn các quốc gia khác”.
Ngay cả trong thời điểm đó, như tác giả lưu ý, những lời của bà nghe đã có vẻ không hợp lý. Rốt cuộc, nước Mỹ đã từng tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên, và hầu như không đạt được kết quả có thể chấp nhận được. Chính quyền Johnson đã quá coi trọng Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ, Washington dại dột từ chối giải quyết vấn đề Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nhà độc tài được Mỹ ủng hộ ở Cuba, Nicaragua, Iran và các nước khác rơi vào tình trạng khó khăn. Lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba, hiện vẫn còn hiệu lực, đã biến Fidel Castro trở thành anh hùng dân tộc trên toàn thế giới. Washington đã hai lần sát gần cuộc chiến tranh hạt nhân với Moskva: trong cuộc khủng hoảng Caribean năm 1962 và các cuộc tập trận quân sự 20 năm sau ở châu Âu.
Các quan chức chinh thức Hoa Kỳ hiếm khi chuẩn bị cho các sự kiện diễn ra sau đó một tuần hoặc một tháng, chứ chưa nói đến một năm sau đó. Ở Việt Nam, người Mỹ hành động không hơn gì người Pháp. Hoa Kỳ xử lý các sự kiện ở Châu Phi không tốt hơn các nhà cai trị thực dân Anh, Pháp và Bồ Đào Nha. Ngoài ra, Washington trong mối quan hệ với các quốc gia khác đã đưa ra những quyết định tồi tệ và thậm chí là “thảm họa” nhiều hơn mức cần thiết.
Có lẽ thất bại tồi tệ nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ là bỏ qua những hậu quả không thể tránh khỏi của việc can thiệp vào nước ngoài. Người Mỹ không bao giờ thụ động quan sát cách một quốc gia khác sẽ ném bom, xâm chiếm hay chiếm đóng lãnh thổ hoặc can thiệp vào hệ thống chính trị của họ. Ngay cả khi họ chỉ thuộc nhóm thiểu số, họ sẽ chống lại, tác giả chắc chắn. Tuy nhiên, chính Washington thực hiện những hành động như vậy, đặc biệt không nghĩ đến hậu quả mà tất cả những điều này có thể dẫn đến. Do đó gia tăng các hành động khủng bố chống lại Hoa Kỳ.
“Khủng bố có thể là sự khủng khiếp và thảm họa, đã trở thành vũ khí yêu thích của các quốc gia yếu hơn chống lại sự can thiệp của các cường quốc công nghiệp hóa trên thế giới”, bài báo trên The National Interest nhận định.
Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, các hành động của Mỹ chỉ mang lại sự phản tác dụng. Thay vì giảm thiểu sự thù địch đối với Mỹ, Washington đã áp dụng một chính sách với đặc điểm nổi bật là các cuộc chiến tranh mới và gia tăng số lượng thương vong dân sự, dẫn đến sự xuất hiện các kẻ thù mới, gia tăng mạnh mẽ hơn quan điểm cực đoan và dẫn đến sự xuất hiện nhiều hơn số lượng nhóm khủng bố. Các phản ứng đáp trả được quan sát ở khắp mọi nơi. Và một trong những ví dụ đáng tiếc nhất là việc quân nổi dậy ở Iraq chuyển hóa thành "Nhà nước Hồi giáo" - đã gây ra sự hỗn loạn quân sự trên khắp vùng Trung Đông, tác giả lưu ý.
* Al-Qaeda - tổ chức được công nhận là khủng bố theo quyết định của Tòa án Tối cao Liên bang Nga ngày 14/2/2003.
** Nhà nước Hồi giáo Hồi giáo (IS) - tổ chức được công nhận là khủng bố theo quyết định của Tòa án tối cao Liên bang Nga ngày 29/12/2014.