Yêu cầu Bộ GTVT báo cáo về khoản lỗ 4.400 tỉ đồng của Jetstar Pacific

© Ảnh : Trần Hải/Người tiêu dùngMáy bay của Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet tại Cảng Hàng Không Tân Sơn Nhẩt
Máy bay của Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet tại Cảng Hàng Không Tân Sơn Nhẩt - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo ANTĐ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản chuyển gửi Bộ GTVT xem xét, xử lý theo quy định, báo cáo Thủ tướng kết quả xử lý thông tin về Hãng hàng không Jetstar Pacific.

Theo đó, thời gian qua, dư luận đặt nhiều câu hỏi liên quan đến khoản lỗ hàng nghìn tỉ đồng của Hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) chưa được làm rõ cũng như công tác cán bộ tại đơn vị này.

 Jetstar Pacific - Sputnik Việt Nam
‘Đang chờ Vietnam Airlines báo cáo trách nhiệm cá nhân đối với khoản lỗ 4.000 tỷ của Jetstar Pacific’

Jetstar Pacific được thành lập từ năm 1991, kể từ khi được thành lập Jetstar Pacific luôn trong tình trạng làm ăn khó khăn, giai đoạn 2008-2012 là liên doanh, phía Australia chiếm 30% và phía Việt Nam chiếm 70% cổ phần.

Năm 2012, Jetstar Pacific được Chính phủ giao về Vietnam Airlines và từ 2013 các khoản lỗ đã giảm dần. Tại thời điểm bàn giao Jetstar Pacific lỗ ròng 2.400 tỉ đồng và sau khi bàn giao cho Vietnam Airlines, đến 2014 đã lãi được 8 tỉ đồng và năm 2015 lãi 112 tỉ đồng.

Tiếp đó, năm 2016 Jetstar Pacific lỗ 901 tỉ đồng. Nguyên nhân lỗ là do thị trường liên quan đến khách du lịch. Tới năm 2017, Jetstar Pacific  lỗ 304 tỉ  đồng và năm 2018 lãi 34 tỉ đồng. Như vậy tổng lỗ là 2.400 tỉ, cộng với 1.300 tỉ giai đoạn 2016-2017 thì là 4.400 tỉ đồng.

Máy bay của Jetstar Airways - Sputnik Việt Nam
Phó Tổng thanh tra Chính phủ nói gì về thông tin khoản lỗ hơn 4.000 tỷ của Jetstar Pacific?

Trước đó, tại Đại hội cổ đông ngày 10/5 của Vietnam Airlines, trả lời câu hỏi của các cổ đông về khoản lỗ của Jetstar Pacific ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc cho biết, việc tái cơ cấu Jetstar Pacific là quá trình rất gian nan.

Cuối năm 2011, Jetstar Pacific đứng ngấp nghé bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế lên tới trên 2.400 tỉ đồng.

Để vực dậy hãng hàng không này, Chính phủ đã giao Vietnam Airlines tiếp nhận nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại Jetstar Pacific, khi đó do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) làm đại diện vốn chủ sở hữu.

Sau khi chuyển về Vietnam Airlines, thông qua các đợt tăng vốn điều lệ cho JPA theo thỏa thuận với cổ đông nước ngoài Qantas (Úc), Vietnam Airlines đã từng bước thực hiện tái cơ cấu toàn diện hãng hàng không này.

Сửa hàng vé máy bay Jetstar và Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
ĐBQH Lê Thanh Vân nói về vụ Jetstar thua lỗ, lãnh đạo vẫn được thăng chức

Trong đó có việc trẻ hóa đội bay thông qua việc trả trước hạn toàn bộ máy bay 5 chiếc B737-400 cũ đang khai thác để thay thế sang A320 đem lại hiệu suất cao hơn.

Nhân sự của Jetstar Pacific cũng được cấu trúc lại để giảm chi phí. Chiến lược phát triển thương hiệu kép VNA-JPA được áp dụng. Những bước đi chiến lược này giúp JPA từng bước giảm lỗ, hoạt động có lãi nhẹ.

Tính đến cuối năm 2018, quy mô JPA đã được mở rộng hơn với đội bay gồm 15 chiếc A320 (có 150-180 ghế), tuổi trung bình 5,05 tuổi. Đáng nói, lỗ lũy kế của Jestar Pacific hiện tại đã được xử lý hết qua các năm kể từ khi Vietnam Airlines tiếp quản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала