Kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á?

© REUTERS / KHAMHà Nội, Việt Nam 30 tháng 8 năm 2017
Hà Nội, Việt Nam 30 tháng 8 năm 2017 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống 6,7% trong năm 2019, mặc dù vậy, mức này vẫn đủ làm cho Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, báo Người lao động thông tin.

Báo cáo Tiêu điểm kinh tế toàn khu vực Đông Nam Á mới nhất của Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) công bố ngày 6-6 đã chỉ ra như vậy.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Sputnik Việt Nam
Sau 1 thập kỷ, Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng “nhanh nhất thế giới”

Theo ICAEW, tăng trưởng dự kiến của toàn khu vực sẽ chậm lại ở mức 4,8% trong năm nay (từ mức 5,3% trong năm 2018) do tăng trưởng xuất khẩu đang trong tình trạng ảm đạm, sự gia tăng bảo hộ thương mại và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu.

Tăng trưởng GDP chung của khu vực Đông Nam Á cũng chậm lại ở mức 4,6% trong quý 1 năm 2019, giảm so với mức tăng trưởng 5,3% được ghi nhận trong nửa đầu năm 2018.

Tương tự, sự suy giảm trong đà xuất khẩu trên toàn khu vực tiếp tục diễn ra trong quý 2. Chỉ có Việt Nam không bị cuốn vào xu hướng đó mặc dù mức tăng trưởng có giảm so với năm ngoái.

Theo bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng chuyên gia kinh tế Oxford khu vực Châu Á, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nói chung sẽ tiếp tục chịu áp lực hơn nữa vì sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể sớm giảm bớt.

PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Bước chân con kiến, chiến mã và kinh tế Việt Nam tăng trưởng kỷ lục: Nhưng chưa trọn vẹn

Trong bối cảnh chung đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sản xuất hàng hóa vẫn là động lực đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Đến nay, vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất 3 năm là 2,6 tỉ USD trong hai tháng đầu năm 2019, tập trung vào ngành sản xuất và chế biến.

Dòng vốn FDI sẽ vẫn mạnh trong trung hạn do Việt Nam gần với Trung Quốc và động lực về lao động khả quan với mức lương tương đối thấp. Các số liệu về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang được cải thiện và sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại. Đáng chú ý là một phần của ASEAN và các chính sách thu hút FDI cũng rất thuận lợi.

Bên cạnh đó, nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục duy trì mạnh trong suốt năm 2019-2020 với chi tiêu hộ gia đình vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát ổn định và thu nhập tăng, trong khi du lịch bền vững sẽ hỗ trợ ngành dịch vụ

TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore vào 2029?
Theo ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, căng thẳng thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra vào thời điểm tăng trưởng xuất khẩu trên khắp Đông Nam Á đang phải đối mặt với môi trường bên ngoài khó khăn. Trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ có sự tăng trưởng thuận lợi trong bối cảnh những điều kiện này, các biện pháp nên được thực hiện để bảo đảm dòng vốn FDI vẫn tiếp tục duy trì. Về tương lai, Việt Nam cần thiết phải cải cách cơ cấu để cải thiện khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như đảm bảo giáo dục và đào tạo đầy đủ để tăng khả năng mở rộng sản xuất.

Theo ICAEW, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,25% trong năm 2019. Tương lai xa hơn, cơ quan chức năng Việt Nam có thể sẽ tăng lãi suất chính sách lên 6,75% vào cuối năm 2020, để giảm rủi ro bất ổn tài chính.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала