“Nhờ vào “Dòng chảy phương Bắc – 2” mà trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều nhà năng lượng có khả năng cạnh tranh. Tôi không thấycó gì đáng sợ khi người Mỹ muốn tăng nguồn cung cấp khí hóa lỏng LNG. Tuy nhiên, khi hóa lỏng khí đốt tự nhiên và tiếp đó đưa nó trở lại trạng thái ban đầu thì sẽ thải ra lượng Cacbonic (CO2) bổ sung. Hơn nữa, một điều đơn giản nữa là LNG của Mỹ đắt hơn khí đốt tự nhiên của Nga", - người đứng đầu BASF tuyên bố.
Theo lời ông, người châu Âu không nên chấp nhận chuyện Hoa Kỳ cố quyết định số phận của các dự án như kiểu “Dòng chảy phương Bắc – 2”. Ông Brudermüller bày tỏ hy vọng rằng trong vấn đề này, ý thức chung lành mạnh sẽ thắng thế và Washington sẽ không áp đặt biện pháp trừng phạt chống các công ty châu Âu tham gia xây dựng đường ống dẫn khí đốt.
Đồng thời, người đứng đầu BASF lưu ý rằng trong triển vọng dài hạn Nga là đối tác địa lý chiến lược quan trọng của EU và nhắc rằng châu Âu đã hợp tác cùng “Gazprom” của Nga trong chặng dài nhiều thập kỷ với sự tin cậy hoàn toàn.
“Khi trời trở lạnh ở châu Âu và cư dân cần nhiều khí đốt thì chính người Nga đã bật van cung cấp kịp thời”, - người đứng đầu tập đoàn Đức nhấn mạnh.