Danh sách này dựa trên thông tin từ 50 nguồn khác nhau, bao gồm số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu, NASA. Các tác giả đã xác định bốn mối đe dọa lớn - dịch bệnh, chiến tranh hạt nhân, thiên tai, cũng như nguy cơ các tiểu hành tinh rơi xuống Trái đất.
Trong số các căn bệnh chết người, cơ quan này nhấn mạnh bệnh lao, sốt rét, cúm theo mùa, virus Ebola, viêm màng não, bệnh dịch hạch phổi và bệnh dịch hạch thể hạch, sốt Lass, dịch tả, sốt vàng, virus Marburg.
Lao phổi được công nhận là bệnh nguy hiểm nhất. Các ổ dịch lao phổi dễ có nguy cơ bị lan tràn nhất là các nước châu Phi, đặc biệt là Nigeria. Theo WHO, năm 2017, hai triệu người đã chết trên hành tinh vì căn bệnh này trong số mười triệu người mắc bệnh. Trung bình mỗi ngày ghi nhận 4,3 nghìn trường hợp tử vong do lao phổi. Với tốc độ lây lan hiện nay của căn bệnh thì nó sẽ có thể tiêu diệt dân số trái đất trong vòng 4812 năm.
— Health Systems Trust (@HST_health) March 26, 2019
Xác suất xảy ra chiến tranh hạt nhân theo đánh giá của các chuyên gia từ ấn phẩm “Bulletin of Atomic Scientists” là một trong những nguy cơ cao nhất trong thời gian gần đây. Vào năm 2019, họ đã quay kim của chiếc đồng hồ biểu tượng “Ngày tận thế” hai phút trước “nửa đêm” (thảm họa). Cũng cần lưu ý rằng vào năm 2021, hiệp ước START III giữa Nga và Hoa Kỳ về việc hạn chế vũ khí tấn công chiến lược hết hạn, và vẫn chưa biết liệu thỏa thuận sẽ được gia hạn hay không.
Nguy cơ va chạm của tiểu hành tinh với Trái đất là ít có thể xảy ra, nhưng NASA đã theo dõi các thiên thể có thể đến gần hành tinh của chúng ta trong một trăm năm tới. Một trong những tiểu hành tinh này - Florence - có đường kính lên tới 3,9 km và được coi là một vật thể nguy hiểm tiềm tàng. Cú tấn công của nó sẽ giết chết 1,2 tỷ người.
Tình trạng nóng lên toàn cầu được coi là mối đe dọa khí hậu chính đối với Trái đất. Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2025, không khí trên hành tinh có thể nóng lên thêm hai độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900). Nếu nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng như mức hiện nay (0,2 độ trong mười năm), nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 44 độ trong 2136 năm. Mức này được các nhà phân tích của Blueclaw đánh giá là nguy hiểm đối với sự sống trên trái đất: khi đó mực nước biển sẽ dâng cao đến mức nhấn chìm đất liền.