“Cách dễ nhất để tránh tích tụ nhựa trong cơ thể là ngừng uống nước từ chai nhựa. Mặt khác, các biện pháp đó đơn giản là không thể ngăn chặn sự phát triển của các hạt polymer trong hệ sinh thái. Chúng sẽ sớm có mặt trong tất cả các sản phẩm. Điều duy nhất có thể ngăn chặn việc đó là bắt đầu sản xuất ít nhựa hơn" - các nhà khoa học viết.
Ngày nay, hàng năm có khoảng 300 triệu tấn chất thải nhựa, phần lớn không phân hủy bởi các vi khuẩn đất, vẫn tồn tại trong các bãi chôn lấp của Trái đất và vẫn ở dạng gần như nguyên vẹn trong hàng chục và thậm chí hàng trăm năm. Khi rác này rơi xuống các đại dương thế giới, nó tạo thành những đống lớn, tương tự như cái gọi là “vệt rác lớn ở Thái Bình Dương".
Vì lý do này, giai đoạn 50-70 năm vừa qua bị các nhà hải dương học gọi đùa là "thời kỳ chất dẻo" vì số lượng lớn các vi hạt polymer trong vùng nước đại dương thế giới. Theo quan sát của các nhà khoa học công bố năm 2014, các hạt này không tồn tại lâu trong nước và rõ ràng là bị cá và động vật biển ăn, gây ra mối đe dọa đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Ông Kieran Cox từ Đại học Victoria (Canada) và các đồng nghiệp đã thực hiện bước hợp lý tiếp theo - họ cố gắng đánh giá có bao nhiêu hạt như vậy xâm nhập vào cơ thể con người.
Để làm điều này, các nhà khoa học đã phân tích tất cả các công trình khoa học về nồng độ nhựa ước tính trong cá biển và sông, cũng như trong mô của các đại diện khác của hệ động vật và thực vật mà thịt, trái hoặc hạt được con người sử dụng. Ngoài ra, các nhà khoa học đã phân tích chế độ ăn điển hình của người Mỹ hiện đại và cố gắng tìm các nguồn hạt polymer tiềm năng khác trong đó.
Phân tích này tiết lộ một số yếu tố thú vị. Đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cư dân Hoa Kỳ và các nước phát triển khác đang nuốt và uống một số lượng lớn các phần tử nhựa, từ 40 000-60 000 hạt vi mô nhựa. Thị phần lớn nhất có trong ba loại sản phẩm là sinh vật biển, nước đóng chai và đường.
Ngoài ra, phân tích các ấn phẩm gần đây đã chỉ ra rằng có một lượng các vi hạt và sợi polymer tương đương xâm nhập vào cơ thể của con người và động vật cùng với không khí. Trung bình, với nguồn này, cư dân Hoa Kỳ hít, nuốt và uống từ 75 000-20 000 hạt nhựa mỗi năm.
Theo các nhà khoa học, những ước tính này cao hơn đáng kể so với các nỗ lực trước đây để tính kích thước “khẩu phần nhựa dẻo” của loài người. Hiện vẫn chưa rõ các vi hạt nhựa này lọt vào hệ thống tiêu hóa và phổi thì gây ra hậu quả như thế nào.
Ông Kieran Cox và các đồng nghiệp hy vọng rằng khám phá của họ sẽ khuyến khích các nhóm khác nghiên cứu chi tiết về tác hại của vi hạt nhựa đối với cơ thể và tính năng gây ung thư và độc hại tiềm tàng.