Sputnik đã phỏng vấn yêu cầu thành viên nhóm làm việc trực thuộc Tổng thống LB Nga chuyên trách các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và đảm bảo sự phát triển bền vững là ông Mikhail Yulkin cho ý kiến bình luận về dự báo của các chuyên gia Australia về mốc “Tận thế” không xa.
Như quan điểm của các nhà khoa học Australia, nếu các Chính phủ trên thế giới từ bỏ việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, thì đến năm 2030 lượng khí thải carbon dioxide do đốt nhiên liệu khoáng sản có thể đạt đến mức tối đa, - như viết trong báo cáo.
Theo kịch bản này, đến năm 2050, nhiệt độ trung bình trong không khí sẽ tăng thêm 3 độ C. Điều đó sẽ dẫn đến sự tan băng, hạn hán nghiêm trọng và cây cối chết khô. Lũ lụt và cháy rừng sẽ liên tục xảy ra trên thế giới, gần 1/3 Trái đất sẽ biến thành sa mạc hoang vu. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra xung đột vũ trang về cướp chiếm tài nguyên. Số dân “tị nạn khí hậu” có thể vượt quá 1 tỷ người, tất cả những điều này sẽ dẫn đến "cái chết của nền văn minh nhân loại dưới dạng như chúng ta hiểu".
Để tránh thảm họa, cần phải thi hành biện pháp tức thời để biến nền kinh tế thế giới thành hệ thống có lượng khí thải carbon bằng 0, - các chuyên gia Australia khẳng định.
Ngày nay, khí hậu đang thay đổi nhanh hơn gấp 60 lần so với thời điểm các sông băng rời đi, đây là kết quả của việc thải lượng thán khí nhà kính dư thừa vào khí quyển. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Mikhail Yulkin đứng đầu nhóm chuyên gia về biến đổi khí hậu và quản lý khí thải nhà kính từ UB Quản lý Môi trường và Sinh thái của Liên minh Công nghiệp và Doanh nhân Nga, thành viên nhóm làm việc trực thuộc Tổng thống LB Nga chuyên trách các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đã nêu ý kiến về vấn đề này.
“Biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với những gì chúng ta hình dung... Sự bất an khi tưởng tượng về cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu không thể tránh khỏi không hẳn là không có ý nghĩa. Đã đến lúc phải thôi làm ra vẻ “mọi sự vẫn ổn cả”, đã đến lúc thay mức báo động từ cấp độ “vàng” sang cấp độ “đỏ”…. Cần hành xử với thực tại như trong tình huống bất thường khẩn cấp. Xu hướng trên thế giới là hiểu biết rằng biến đổi khí hậu không chỉ đang diễn ra mà còn xảy ra rất nhanh và con người chúng ta có lỗi trong việc này”, - ông Mikhail Yulkin lưu ý.
Các kịch bản có thể khác nhau, nhóm chuyên gia Australia mô tả một trong những khả năng tồi tệ nhất, nhưng không nên tự trấn an với suy nghĩ rằng mọi chuyện không xấu đến như thế, - ông nói thêm.
“Cũng vì vậy, có lẽ chúng ta không nên bình chân như vại mà nghĩ rằng thế kỷ của chúng ta vẫn đủ tài nguyên. Ngay cả cho con cái ta cũng không đủ, bởi năm 2050 thực tế là ngày mai, rất gần”, - ông Mikhail Yulkin kết luận.