Liệu tân nội các Ấn Độ có thay đổi chính sách đối ngoại?

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuối tháng 5, Ấn Độ có chính phủ mới. Trong cuộc tổng tuyển cử, diễn ra hồi tháng Năm, đảng giành chiến thắng là BJP - đảng đã nắm quyền trong 5 năm trước. Ông Norendra Modi, lãnh đạo BJP, một lần nữa trở thành thủ tướng đất nước.

Cuối tháng 5, ông Modi đã công bố tên các thành viên chính phủ mới, và câu hỏi đặt ra là liệu chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa có thay đổi hay không? Bởi vì, cựu bộ trưởng ngoại giao và cựu bộ trưởng quốc phòng không có tên trong tân nội các. Mà như ông Modi đã nêu rõ, trong số các ưu tiên, bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia là mối quan tâm chính của tân nội các, các vấn đề quốc tế sẽ rơi vào vai hai bộ trưởng này.

Quốc kỳ Ấn Độ  - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ có thể là mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến thuế quan của Hoa Kỳ?

Các thành viên chính phủ trước đây đã theo đuổi một chính sách khá linh hoạt trong quan hệ với các cường quốc. Ông Modi đã tuân thủ chiến thuật "tự chủ chiến lược" trong quan hệ với Nga và Hoa Kỳ. Với lãnh đạo của cả hai quốc gia, Vladimir Putin và Donald Trump, thủ tướng Ấn Độ đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp. Trong bức điện chúc mừng chiến thắng thuyết phục của nhà lãnh đạo Ấn Độ trong cuộc bầu cử, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sẵn sàng tiếp tục liên lạc hiệu quả với ông Modi. Đáp lại lời chúc mừng của ông Putin, ông Modi đã viết trên Tweeter rằng ông đang mong chờ cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga.

Donald Trump đã ghi nhận chiến thắng của BJP trên Twitter của mình với lời chúc mừng rằng Ấn Độ may mắn có một nhà lãnh đạo như ông Modi. Mỹ rất hy vọng rằng trong định dạng mới của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, Ấn Độ sẽ trở thành đồng minh đáng tin cậy của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Người Ấn Độ hầu như không mấy ấn tượng với vai trò đầu tàu trong đội hình này. Trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhờ đóng góp của ông Modi, ở nhiều khía cạnh, mọi việc đã trở nên bình tĩnh và ấm áp hơn. Vì lợi ích của Ấn Độ, cần phát triển mối quan hệ thân thiện hơn và cùng có lợi với Trung Quốc. Nhưng cảnh giác với nhà nước láng giềng này sẽ không thừa.

Chắc là tân chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục chính sách «Act East» của họ, trong đó có việc mở rộng hợp tác toàn diện với các nước ASEAN. Chính ông Modi đã góp phần rất lớn trong việc củng cố các mối quan hệ này, trong những năm gần đây ông đã tích cực gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các nước ASEAN.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Liệu Ấn Độ có tẩy chay hàng hóa Trung Quốc hay không?

Ấn Độ có mối quan hệ khó khăn nhất với Pakistan. Vào đầu năm nay, đã xảy ra cuộc đụng độ quân sự ở bang Kashmir mà hai quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ. Pakistan chắc chắn sẽ tiếp tục giúp đỡ những người Hồi giáo sống ở khu vực Kashmir của Ấn Độ và bày tỏ sự bất bình với chính sách của Delhi. Và ông Modi, là người theo đạo Hindu chính thống, sẽ khó có thể chấp nhận điều này. Nhưng sự kiên nhẫn như vậy là cần thiết, cũng như đối với các nhà lãnh đạo Ấn Độ khác, nếu không muốn xảy ra một cuộc chiến lớn.

Vì vậy, không nên chờ đợi là tân nội các Ấn Độ sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại. Mà người dân Ấn Độ cũng không cần những thay đổi lớn đó. Bằng cách bỏ đa số phiếu cho Modi, người Ấn Độ ủng hộ chính sách đối ngoại của ông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала