"Starbucks ở Hà Nội gần đây ngày càng có nhiều tài xế Grabfood với bộ dạng bẩn thỉu lui tới. Định nghĩa không gian riêng tư mà Starbucks hướng tới đang dần bị phá vỡ, phía cửa hàng có lẽ nên xem lại thế nào đi thì hơn. Điều này làm cho việc thư giãn với xu hướng cao cấp đồng nhất trên toàn thế giới đang dần mất đi đấy", Ken Hisada viết trên trang cá nhân, kèm bức ảnh chụp một shipper.
スタバに求める物とは🤔???
— 🇯🇵𝚈𝙾𝙷𝚃𝙰🇨🇦🏳️🌈 (@YohtaY) 12 tháng 6, 2019
ドライバーを卑下するだけではなくとりあえずスタンプは私が貼ったけど君が顔写真まで編集無くやってしまうのは自分が晒される覚悟があるからだよね?@hisa_ken pic.twitter.com/EHL6gJbG6Y
Ngay khi vừa xuất hiện trên mạng, chia sẻ của người này đã nhận "gạch đá".
Tài khoản oretachinoMassa viết:
"Tôi không biết bạn có ý phân biệt nghề nghiệp hay không nhưng mọi người đều hiểu như thế đấy. Nếu bạn trả tiền cho món hàng đó và họ cũng vậy, cả hai là khách hàng bình đẳng. Việc bạn làm khiến người khác rất khó chịu".
Đồng tình với ý kiến đó, tài khoản Uerakento thắc mắc:
"Một người coi thường các công việc khác lại là CEO của công ty về công nghệ và nền tảng nguồn nhân lực toàn cầu à?".
Một số người còn kêu gọi báo cáo tài khoản và tẩy chay công ty của Ken Hisada.
Dân mạng Việt Nam cũng liên tục bày tỏ sự bức xúc.
Minh Trưởng cho biết: "Khách hàng là thượng đế, phục vụ khách hàng là phục vụ thượng đế. Chẳng lẽ bây giờ các vị khách đến uống cà phê phải xuất trình giấy tờ về nghề nghiệp?”.
"Người ta có ngoại hình 'bẩn' vì họ kiếm tiền chân chính bằng mồ hôi nước mắt của mình. Điều đó đáng trân trọng!", Thanh Duyen Thanh khẳng định.
Ở chiều ngược lại, một số người đề xuất các quán nên có khu vực dành riêng cho việc mang đi.
Mèo Còi nói: "Mình không đồng ý với cách ứng xử của người Nhật này nhưng có lẽ các anh shipper đang đi ngoài đường có bụi bẩn và mồ hôi, bước vào máy lạnh đôi khi gây khó chịu cho khách uống tại chỗ”.
Hiện tại, chia sẻ và tài khoản của người này đã xóa, nhưng thông tin cá nhân cũng như công ty của anh ta đã bị chia sẻ khắp các diễn đàn.