Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Điều gì xảy ra nếu Đức gửi tàu chiến của mình đến Biển Đông?

© AFP 2023 / Mohssen Assanimoghaddam / dpa Tàu chiến Sachsen của Đức
Tàu chiến Sachsen của Đức - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Báo chí nước ngoài đã nhiều lần đưa tin về ý định của chính quyền Đức gửi tàu chiến đến Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải ở khu vực này, theo nhà phân tích Petr Tsvetov từ Sputnik.

Ý định của Berlin không mới, và cũng không nguyên bản. Trong vấn đề này, chính phủ Merkel đang theo sau Mỹ và các đồng minh NATO khác. Các quốc gia này cho rằng khi sở hữu sức mạnh quân sự đáng kể , Bắc Kinh sẽ gia tăng kiểm soát các tuyến đường thương mại đi qua biển Đông. Và chỉ riêng trong năm 2016, Đức đã vận chuyển khối lượng hàng hóa trị giá 117 tỷ đô la dọc theo tuyến đường này! Tuy nhiên, không một tờ báo nào đưa tin cho biết Trung Quốc đã ngăn chặn bất kỳ tàu Đức nào đi qua Biển Đông.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam
"Phi đạo đức": Philippines phản đối Trung Quốc về vụ đâm chìm tàu cá ở Biển Đông

Trong thực tế, nguyên nhân của những ý định này không nằm trong lợi ích thương mại và kinh tế của người Đức, chúng hoàn toàn khác. Chính quyền Đức muốn sử dụng căng thẳng ở Đông Nam Á như một cái cớ để phát triển tiềm năng quân sự của mình và có thể thực hành các hoạt động quân sự chung với người Mỹ ở biển Đông.

Ở chính nước Đức, công chúng chỉ trích đối với các kế hoạch quân sự như vậy. Phần lớn người Đức cảm thấy hối hận vì thực tế đất nước họ là thủ phạm trong sự bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới. Theo luật pháp hiện hành ở nước này, sự tham gia của binh lính Đức vào các hoạt động quân sự chỉ có thể được sự chấp thuận của Bundestag - quốc hội Đức, và trong đó khá nhiều đại biểu có tư tưởng hòa bình.

Rõ ràng là việc gửi tàu chiến Đức đến biển Đông sẽ gây ra xích mích trong quan hệ giữa Berlin và Trung Quốc. Ngay cả bây giờ, khi vấn đề này mới chỉ đang được thảo luận ở Berlin, Trung Quốc đã nhắc lại việc những người lính Đức ở Bắc Kinh năm 1900 đã tham gia vào cuộc đàn áp tàn bạo cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn.

Hướng dẫn cho tàu thuyền vào đảo Đá Đông.  - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông: Việt Nam nói gì?

Berlin, cũng như Paris và các thủ đô phương Tây khác, khéo léo sử dụng tham vọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc - không ngần ngại nói về mong muốn trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, không chỉ về kinh tế, mà còn về quân sự. Tại Hội nghị An ninh Quốc tế Shangri-La vừa diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa đã có bài phát biểu mà nhiều người đánh giá rất cứng rắn, nói rõ  Trung Quốc sẽ không cho phép can thiệp vào các vấn đề nội bộ của mình, sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ và như đã biết, Bắc Kinh - bằng những lập luận vô lý, coi 80% diện tích vùng biển Đông là của mình,

Người ta không biết các nước tham dự hội nghị Shangri-La sợ hãi những lời lẽ này đến mức nào, nhưng rất có thể họ sẽ sử dụng bài phát biểu để thúc đẩy các kế hoạch quân sự. Và điều này có nghĩa là cuộc xung đột quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể trở thành sự kiện toàn cầu, một khi sự đối  chọi trong vùng biển này sẽ không chỉ liên quan đến Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, mà cả người Mỹ, Đức, Pháp, Anh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала