“Đây là hiện tượng khá phổ biến ở Mỹ, ông Trump không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên và có lẽ không phải là nhà lãnh đạo cuối cùng. Và tôi có thể trích dẫn ví dụ về hoạt động của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, ví dụ, trong Chiến tranh Việt Nam, khi rất nhiều hoạt động được thực hiện ở đó mà không được sự đồng ý chính thức của Washington – cơ quan lãnh đạo tối cao về chính trị - quân sự của Mỹ. Giờ đây, tất cả những thứ này được gọi là “nhà nước ngầm” (deep state), và “nhà nước ngầm” này rõ ràng đang trong mối quan hệ mập mờ với Tổng thống Mỹ hiện tại", chuyên gia nói.
Theo ông, đây lại là một “sự đổ vỡ” khác giữa ông Trump và truyền thông Hoa Kỳ, "phần lớn trong số đó là những người có tư tưởng chống đối, là dấu hiệu của sự phá hoại trước chiến dịch bầu cử ở Mỹ, và cho đến nay ông Trump vẫn thua kém các đối thủ tiềm năng".