Những người đứng đầu nhà nước và chính phủ của 10 quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam được đại diện bởi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đã thảo luận các vấn đề chính trị và kinh tế cấp bách nhất của khu vực và thế giới. Chủ đề của hội nghị thượng đỉnh lần này là “Phát triển quan hệ đối tác vì sự bền vững”. Và sự kiện cho thấy những người tham gia đặc biệt chú ý đến mối quan hệ đối tác đã được thiết lập từ lâu, tôn trọng và coi đó là sự đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác.
Hội nghị đã đề cập đến các vấn đề hòa bình và an ninh châu Á, bao gồm ở vùng biển Đông, biên giới phía tây Myanmar, bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh việc tuân thủ tình trạng phi hạt nhân của khu vực, tầm quan trọng của việc tăng cường an ninh mạng.
Lĩnh vực kinh tế lấp đầy những câu chuyện liên quan đến Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN, hệ thống các thành phố thông minh, v.v.
Các vấn đề môi trường và nhân đạo cũng không bị bỏ qua.
Các chuyên gia có thể sẽ xác định theo những cách khác nhau về những gì quan trọng nhất diễn ra tại cuộc họp ở Bangkok. Phương tiện truyền thông ngay lập tức chú ý đến việc một kho viện trợ nhân đạo đã được thành lập dành cho các nước ASEAN và Trung tâm Y học Quân sự được thành lập trước đó đã được công nhận là một cơ cấu ASEAN thường trực.
#ASEAN Leaders reaffirmed the importance of sustainable community building efforts and of promoting, maintaining and strengthening cooperation with partners in all community pillars. Read the full statement, here:https://t.co/ZJl3DOo6EP pic.twitter.com/JUAgejLkk0
— ASEAN (@ASEAN) 24 июня 2019 г.
Chắc chắn sẽ có người chú ý về tình hình biển Đông. Kết quả là ASEAN xác nhận lập trường tiếp tục quá trình đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trong vùng biển Đông, trong khi nhấn mạnh cần phải tuân thủ các thời hạn đã thỏa thuận trước đó trong việc hoàn thiện tài liệu.
Một số chuyên gia đánh giá quan điểm của ASEAN đối với việc xây dựng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương do chính quyền Trump đề xuất. Tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Vision), được các thành viên ASEAN thông qua, khẳng định vai trò trung tâm của tổ chức này trong khu vực địa chính trị mới.
Một số nhà quan sát ở Moskva trước hội nghị thượng đỉnh cho rằng tại đó chúng ta sẽ chứng kiến sự cạnh tranh giữa hai người khổng lồ - Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, những nước đang tranh giành vị trí lãnh đạo trong khu vực. Nhưng các thành viên ASEAN cố gắng duy trì sự cân bằng: trong các văn bản không thể hiện sự ủng hộ hay ác cảm với quốc gia này hay quốc gia kia, mặc dù xác nhận sự quan tâm tới việc tiếp tục đối thoại giữa các đối tác.
Và các nhà bình luận thể thao, tôi nghĩ, sẽ chú ý đến việc những người tham gia thượng đỉnh Bangkok đã đồng ý hợp tác tranh cử tổ chức giải FIFA World Cup vào năm 2034. Tôi chắc chắn rằng có nhiều người ở Đông Nam Á quan tâm đến bóng đá hơn vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân.