Hiệp định Việt Nam - EU: đường dẫn đến phồn vinh hay là mất độc lập kinh tế?

© Ảnh : Đỗ Trưởng - TTXVNNhà máy xe du lịch cao cấp của Thaco được đầu tư 4.500 tỷ đồng trên diện tích 7,5 ha với công suất 20.000 xe/năm.
Nhà máy xe du lịch cao cấp của Thaco được đầu tư 4.500 tỷ đồng trên diện tích 7,5 ha với công suất 20.000 xe/năm. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên minh châu Âu sắp ký kết với Việt Nam Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, nhưng đồng thời có cả một số yếu tố tiêu cực, chuyên gia của Sputnik lưu ý.

Việt Nam và EU đã bắt đầu chuẩn bị các thỏa thuận về thương mại tự do và bảo hộ đầu tư vào năm 2012, và quá trình này sắp hoàn thành. Theo Ủy ban Châu Âu, Việt Nam và EU sẽ ký các thỏa thuận này tại Hà Nội vào ngày 30 tháng Sáu. Hiệp định thương mại tự do sẽ có hiệu lực trước tiên, sau khi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị viện châu Âu phê chuẩn, và Hiệp định Bảo hộ đầu tư sẽ đi vào hiệu lực sau khi được 28 quốc gia thành viên EU phê chuẩn. Hai văn kiện này mở rộng cửa cho Việt Nam tiếp cận thị trường với hơn 500 triệu dân, với tổng GDP là 18,8 nghìn tỷ USD tương đương 22% GDP toàn cầu. 

Nghị viện châu Âu - Sputnik Việt Nam
Việt Nam liệu có xích gần hơn với Tây Âu?

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói rằng, chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh sự nhất quán của Việt Nam có chí hướng ký kết hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư với hầu hết các khu vực trên thế giới. 

Đặc trưng quan trọng của các hiệp định giữa Việt Nam và EU là như sau: đây là thỏa thuận thế hệ mới hoặc thỏa thuận WTO ++. Tức là, ngoài những cơ hội thương mại được thỏa thuận trong khuôn khổ WTO, văn kiện cũng mở ra nhiều cơ hội khác. Theo đánh giá của các chuyên gia phương Tây, các thỏa thuận này là tự do nhất có thể. Nếu so sánh các hiệp định này với hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với Nga và các nước EAEU khác trong năm 2016, thì các hiệp định mới có yêu cầu nghiêm ngặt hơn: Việt Nam phải mở rộng tất cả cánh cửa. Người Việt Nam cho rằng, như vậy là tốt. Theo tôi, tình hình không đơn giản như vậy, và các thỏa thuận này có thể mang lại những hậu quả tiêu cực cho Việt Nam. 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Công Thương: EVFTA là cú hích lớn cho xuất khẩu Việt Nam

Ví dụ, trong các thỏa thuận này có điều khoản quy định rằng, tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh, tức là giữa phía Việt Nam và các công ty nước ngoài, phải được giải quyết tại tòa án trọng tài đặc biệt chứ không phải theo luật pháp của nước sở tại. Nói cách khác, Việt Nam đang bị áp đặt các quy tắc của luật pháp quốc tế không phải lúc nào cũng phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong thỏa thuận giữa Việt Nam và EAEU không có điều khoản như vậy, phía chúng tôi không bao giờ áp đặt bất cứ điều gì lên bất cứ ai. Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu, các tranh chấp phải được giải quyết theo luật pháp của các quốc gia EAEU hoặc Việt Nam, tùy theo nơi thu hút đầu tư. 

EU - Sputnik Việt Nam
Đại sứ Việt Nam tại EU: “EVFTA có thể được phê chuẩn vào cuối năm nay”

Một ví dụ khác. Theo thỏa thuận với EU, Việt Nam phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Ví dụ, Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn hải sản sang EU. Và EU đưa ra yêu cầu rằng, việc đánh bắt cá ngay cả ở vùng biển Việt Nam chỉ nên được thực hiện theo sự cho phép và hạn ngạch chính thức của EU. Tôi cho rằng, chỉ một phần mười ngư dân Việt Nam có giấy phép như vậy. Khi EU phát hiện ra rằng, Việt Nam không thể nhanh chóng thực hiện yêu cầu này, họ đã tuyên bố rằng, họ đưa ra cảnh báo cho Việt Nam, nói cách khác Việt Nam bị phạt một thẻ vàng, và nếu tình hình không được khắc phục thì sẽ bị phạt một thẻ đỏ - cấm xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU. Trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU không có yêu cầu như vậy. Và trong EVFTA đây là một đòn bẩy để gây áp lực lên một đối tác yếu hơn. 

Giáo sư Mazyrin nhấn mạnh rằng, Việt Nam chấp nhận tất cả các yêu cầu của EU vì cho rằng, bản chất tự do của các thỏa thuận với EU có ích cho nền kinh tế quốc dân. Đồng thời Hà Nội hiểu rõ rằng, các sản phẩm xuất khẩu của một số ngành như chăn nuôi và chế tạo ô tô chưa đủ sức cạnh tranh trong những điều kiện nghiêm ngặt của EU về chất lượng. Chuyên viên Nga kết luận: các thỏa thuận với EU là con đường dẫn đến hạn chế và sau đó là mất độc lập kinh tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала