Phát hiện này được thực hiện trong thời gian khai quật vùng lân cận kim tự tháp Djoser, vốn được coi là cấu trúc đá lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới. Nhóm nghiên cứu Ba Lan đã cần mẫn làm việc tại Sakarra trong vòng hơn hai chục năm.
Theo lời kể của các nhà khoa học, niên đại của xác ướp khoảng 2.000 năm. Hầu hết các thi thể chôn ngay trong các hố đào trên cát và chỉ trải qua các giai đoạn cơ bản của việc ướp xác.
Một số thi thể đặt trong những chiếc quan tài bằng gỗ xếp trong khu vực “con hào khô” là rãnh cắt trong đá sâu 20 mét và rộng 40 mét, giới hạn khu vực thiêng liêng của kim tự tháp.
Các nhà nghiên cứu chú ý đến những trang trí khác thường trên xác ướp. Chẳng hạn, một thi thể đeo chiếc vòng sặc sỡ quanh cổ, còn trên nắp quan tài là bức tranh bắt chước dòng chữ tượng hình.
Một số hình ảnh được vẽ không phải là ký tự tượng hình và không tạo thành văn bản mạch lạc", nữ chuyên gia Kurashkevich lưu ý.
Ngoài ra, chân của xác ướp bao phủ hình trang trí với chân dung vị thần Ai Cập cổ đại Anubis, "bằng màu xanh hoàn toàn lạ thường", - chuyên gia Ai Cập học nhấn mạnh. Thông thường vị thần này được miêu tả bằng màu đen. Các nhà khoa học cho rằng màu sắc kỳ lạ nói lên niềm tin xưa, theo đó tóc của các vị thần làm từ đá quý màu lục.