Dự án Cát Linh - Hà Đông tăng vốn hơn 200%, không báo cáo Thủ tướng để xin chủ trương của Quốc hội

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNTuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Bộ GTVT lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án đã tăng vốn hơn 200% nhưng không báo cáo Thủ tướng để xin chủ trương của Quốc hội, Zing cho biết.

Những vi phạm trong đầu tư dự án tai tiếng Cát Linh - Hà Đông được chỉ rõ trong báo cáo kết quả kiểm toán năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước. Báo cáo được tổng hợp từ kết quả của 256 báo cáo kiểm toán tại 212 đơn vị, đầu mối, chủ đề.

Đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn bị ràng buộc bất lợi

Về kết quả kiểm toán chuyên đề các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt vi phạm và thất thoát ở những dự án cụ thể. Trong đó, riêng dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được điểm danh tới 6 lần.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Cát Linh- Hà Đông: Đại dự án nhức nhối nhất Thủ đô, đội vốn 10 ngàn tỷ, 8 lần vỡ tiến độ

Theo Kiểm toán Nhà nước, hầu hết dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đều được đánh giá hiệu quả sau khi hoàn thành dự án. Tuy nhiên, qua kiểm toán cho thấy hiệu quả sử dụng chưa tương xứng, chất lượng công trình chưa cao, công nghệ chưa thực sự tiên tiến, chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư; các định mức, đơn giá vật tư đặc thù quá cao, tổng mức đầu tư thay đổi nhiều lần, giải ngân chậm.

Cụ thể, việc đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn gặp những ràng buộc bất lợi dẫn đến phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài. Điển hình như dự án Cát Linh - Hà Đông phải chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc 13.751 tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư.

Một số dự án sử dụng tư vấn quốc tế với chi phí cao như dự án đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, sử dụng tư vấn quốc tế với chi phí gấp 8,5 lần tư vấn trong nước; dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM giai đoạn 2 cao gấp 10 lần; dự án tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi gấp 11 lần.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần chậm tiến độ. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội vay gần 100 triệu đô la vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Đặc biệt, nhiều dự án khi đàm phán có các điều khoản bất lợi trong hợp đồng, hoặc thanh toán thuế giá trị gia tăng sai quy định. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng được lấy dẫn chứng cho sai phạm này khi số thuế giá trị gia tăng tăng thêm 12,5 tỷ đồng, phần doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tương ứng 125,44 tỷ đồng.

Dự án này cũng được Kiểm toán Nhà nước xác định vi phạm khi hạch toán phần trả nợ gốc, phí cam kết, phí quản lý vào chi phí đầu tư.

Điều chỉnh vốn tăng 200% nhưng không báo cáo Thủ tướng

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra việc chưa có quy định cụ thể về mức lương, nhu cầu, mức độ cần thiết trong việc thuê chuyên gia tư vấn quốc tế, trong khi chi phí này rất lớn.

Theo cơ quan này, chuyên gia tư vấn trong nước mức lương chỉ khoảng 2.000 USD/tháng, nhưng chuyên gia nước ngoài lương cao hơn 10-12,5 lần, tương đương 20.000-25.000USD/tháng.

Tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tư vấn giám sát do bên tài trợ vốn chỉ định mà phía Việt Nam không thể thay thế.

đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa dùng đã xuống cấp: Chủ đầu tư lý giải

Điều đáng chú ý nhất tại dự án này, theo kiểm toán là sự điều chỉnh khi chưa báo cáo Thủ tướng để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Bộ GTVT lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.770 tỷ đồng lên 18.001,6 tỷ đồng (tăng 9.231,6 tỷ đồng, tương đương 205,27%).

Việc điều chỉnh cũng chưa đảm bảo quy định. Theo đó, dự án điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư bao gồm chi phí trả nợ gốc phần vay lại của Hiệp định vay 250 triệu USD; bổ sung chi phí xây lắp tăng thêm 21,07 triệu USD do các nguyên nhân khách quan, thay đổi biện pháp thi công khi chưa có dự toán chi tiết.

Theo kết quả tổng hợp của Kiểm toán Nhà nước, qua kiểm toán 9 chương trình, 23 dự án, cơ quan này đã đã kiến nghị xử lý tài chính 21.725 tỷ đồng (trong đó thu hồi nộp ngân sách 293 tỷ đồng; giảm thanh toán 1.048 tỷ đồng; xử lý khác 20.383 tỷ đồng).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала