Nghĩa trang được thừa nhận là không hiệu quả. Các nhà khoa học tiếp quản dịch vụ tang lễ

© Depositphotos.com / Nakarinz Khói từ nhà hỏa táng
Khói từ nhà hỏa táng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính quyền Washington là những người đầu tiên ở Hoa Kỳ hợp pháp hóa phương pháp chôn cất người mới dưới dạng phân hữu cơ. Ở California, các doanh nhân ở Thung lũng Silicon mua rừng để bón cho cây bằng tro hỏa táng. Theo một số nhà khoa học, thi hài người chết nên được sử dụng cho lợi ích môi trường.

Đóng băng nhanh

Năm 1999, nhà sinh vật học người Thụy Điển Suzanne Viig-Masak được cấp bằng sáng chế cho phương pháp sản xuất phân hữu cơ. Vật liệu hữu cơ được làm lạnh trong buồng đặc biệt với nitơ lỏng đến nhiệt độ khoảng 190 độ C. Tiếp theo nghiền trong máy nghiền hoặc bằng tia siêu âm và làm đông lạnh. 

Nhà xác - Sputnik Việt Nam
Cuộc sống sau khi chết: con người có thể làm gì với cơ thể mình?

Sau đó, vật liệu được đặt trong thùng chứa có thể phân hủy sinh học, chẳng hạn như một nồi than bùn, và chôn trong lòng đất đến độ sâu 25 cm. Vi khuẩn trong đất sẽ kết thúc công việc. Gần đó nên trồng loại cây mà rễ của chúng sẽ vươn tới phân bón. Bằng cách như vậy, bạn có thể tái chế bất kỳ chất hữu cơ nào: rác thải sinh hoạt, xác chết động vật hoặc... thi hài người.

Ý tưởng này nảy sinh sau vụ bê bối hỏa táng ở Thụy Điển. Các nhà môi trường đã lo lắng về sự phát thải thủy ngân trong khí quyển, được hình thành trong quá trình đốt trám răng. Nếu tính rằng 70% người Thụy Điển được hỏa táng, sự lo lắng không phải là không có lý do.

Trong cuốn sách "Cadaver. Xác người phục vụ khoa học thế nào sau khi chết", nhà báo Mary Roach đánh giá việc đóng băng-sấy khô hài cốt là triển vọng rất hứa hẹn. Công nghệ này được cho là sẽ được áp dụng vào năm 2003, nhưng đã xảy ra sự cố.

Công ty Promessa, được thành lập bởi Wiig-Masak để thúc đẩy ứng dụng, đã bị đóng cửa vào năm 2015. Kể từ tháng 3 năm nay, bằng sáng chế không được hỗ trợ và vẫn không có ai mua nó. 

Vi khuẩn sẽ vào cuộc

Việc biến thi hài người chết thành phân hữu cơ được đề xuất vào năm 1998 bởi Tim Evans, sinh viên tốt nghiệp Đại học Tennessee ở Hoa Kỳ. Anh đã thử nghiệm với một xác chết thực sự và hài lòng với kết quả. Sau đó, anh đề xuất với chính quyền Hawaii và Trung Quốc, nơi có nhiều khó khăn về đất nghĩa trang. Ý tưởng không được đánh giá cao. Như Roach viết trong cuốn sách của mình, mọi người quá bảo thủ trong việc này.

© Ảnh : Edward R. Murrow/College of CommunicationBãi chôn lấp phân hủy vật liệu hữu cơ Đại học Washington.
Nghĩa trang được thừa nhận là không hiệu quả. Các nhà khoa học tiếp quản dịch vụ tang lễ - Sputnik Việt Nam
Bãi chôn lấp phân hủy vật liệu hữu cơ Đại học Washington.

Có lẽ bây giờ tình hình đã thay đổi? Doanh nhân Katrina Spade đã khởi động dự án Recompose vào năm 2014 để cung cấp nhiều dịch vụ tang lễ thân thiện với môi trường. Người quá cố được đưa đến khu tưởng niệm và biến thành phân hữu cơ.

Công nghệ ủ nhanh (phân hủy) thường được nông dân sử dụng để xử lý động vật chết. Các nhà khoa học từ ​​Đại học Washington, do Lynn Carpenter-Bogss dẫn đầu, đã hiện đại hóa phương pháp này.

Họ đã tiến hành thí nghiệm với sáu xác chết được hiến cho trường đại học vì lợi ích khoa học. Xác được đặt trong một viên nang lót vỏ bào. Nước và dung dịch ngọt được đổ vào, đun nóng đến 55 độ C và được sục khí để tạo điều kiện cho sự sinh sản của vi khuẩn ưa nhiệt. Các nhà khoa học cũng bổ sung thêm một số hóa chất liên kết kim loại nặng.

© AP Photo / Elaine ThompsonKatrina Spade, người sáng lập công ty Recompose giới thiệu mẫu phân ủ được sản xuất từ xác bò (trái) và mùn cưa dùng để phân hủy xác (phải)
Nghĩa trang được thừa nhận là không hiệu quả. Các nhà khoa học tiếp quản dịch vụ tang lễ - Sputnik Việt Nam
Katrina Spade, người sáng lập công ty Recompose giới thiệu mẫu phân ủ được sản xuất từ xác bò (trái) và mùn cưa dùng để phân hủy xác (phải)

Viên nang xoay, trộn các thứ bên trong, các vi sinh vật được nhân lên, và sau một tháng, phân ủ hữu cơ sẽ sẵn sàng. Theo các tác giả, công nghệ này xử lý mọi thứ, kể cả xương và tàn dư của thuốc, như thuốc kháng sinh chẳng hạn.

Doanh nhân Katrina Spade tuyên bố rằng công nghệ này thân thiện với môi trường hơn nhiều so với chôn cất trong lòng đất hoặc hỏa táng: hài cốt bị phân hủy nhanh chóng, không giải phóng dịch lọc vào nước ngầm, không có khí thải carbon dioxide từ nhiên liệu như trong lò hỏa táng.

Công ty được công khai rộng rãi, và vào ngày 21 tháng 5 năm nay, chính quyền Washington đã ký một đạo luật cho phép chôn cất dưới dạng phân hữu cơ.

Cây thay vì mộ

Ba năm trước, các doanh nhân ở Thung lũng Silicon đã thành lập công ty Better Place Forests để mua các khu vực rừng và bán quyền chôn tro cốt người hỏa táng dưới gốc cây. Sau khi trả phí phục vụ, tro được trộn với hóa chất, thành thứ phân bón thông thường.

Địa bàn đầu tiên được khai trường trong khu rừng Hạt Mendocino, trên Bờ biển Thái Bình Dương. Cây gỗ đỏ mọc ở đó hàng thế kỷ. Các doanh nhân cho rằng một khu tưởng niệm như vậy dễ chịu hơn, thân thiện với môi trường và bền vững hơn các nghĩa trang thông thường. Bởi vì cây gỗ đỏ sống được khoảng 700 năm.

CC BY 2.0 / Film Mendocino / Montgomery WoodsNhững cây sequoia trong rừng ở hạt Mendocino. Đây là nơi đầu tiên có khu trồng cây tưởng niệm cho con người.
Nghĩa trang được thừa nhận là không hiệu quả. Các nhà khoa học tiếp quản dịch vụ tang lễ - Sputnik Việt Nam
Những cây sequoia trong rừng ở hạt Mendocino. Đây là nơi đầu tiên có khu trồng cây tưởng niệm cho con người.

Có đủ lý lẽ ủng hộ các cách chôn cất mới: thiếu đất để làm nghĩa trang ở nhiều quốc gia và thành phố lớn, chi phí đất đai cao, hỏa táng không tương thích với các tiêu chuẩn môi trường hiện nay. Tuy nhiên, dịch vụ mai táng đổi mới gặp khó khăn ngay cả ở châu Âu, vốn là đầu tàu của phong trào xanh. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала