Bầu trời bốc lửa. Những máy bay Mỹ bị pháo phòng không Liên Xô bắn hạ

© Sputnik / Sergey Korshunov / Chuyển đến kho ảnhBầu trời bốc lửa. Những máy bay Mỹ bị pháo phòng không Liên Xô bắn hạ
Bầu trời bốc lửa. Những máy bay Mỹ bị pháo phòng không Liên Xô bắn hạ  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã mất gần 10.000 phương tiện bay, trong đó 3.744 máy bay, 5.657 trực thăng và 578 UAV. Đa số trong đó đã bị pháo cao xạ xô viết bắn hạ. Hệ thống phòng không ở miền Bắc Việt Nam đã được các chuyên gia tên lửa phòng không Liên Xô tạo ra từ con số 0.

Vào thứ Hai, ngày 8 tháng 7, Nga kỷ niệm ngày lễ chuyên nghiệp của các chuyên gia tên lửa phòng không có nhiệm vụ bảo vệ các thành phố và căn cứ quân sự, các khu vực công nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng nhất. Vào ngày này năm 1960 trong Bộ Tư lệnh Lực lượng Phòng không Không quân Liên Xô đã thành lập Cục Pháo Phòng không. Kể từ đó, các chiến sĩ tên lửa phòng không đã không chỉ một lần thể hiện trình độ chuyên môn cao không chỉ trong các cuộc tập trận, mà cả trong thực chiến. Sau đây là bài của Sputnik về những chiến công của các chiến sĩ pháo phòng không của Liên Xô và Nga.

Tổ hợp chống máy bay không người lái Sapsan-Bekas - Sputnik Việt Nam
Sapsan-Bekas: phản gián trên không, chống sự tò mò và côn đồ ngu xuẩn

Hạ gục máy bay trinh sát

Vào ngày 1 tháng 5 năm 1960, hai tháng trước ngày thành lập lực lượng pháo phòng không, ở khu vực gần thành phố Sverdlovsk, các binh sĩ phòng không Liên Xô đã bắn hạ chiếc máy bay trinh sát tầm cao Mỹ Lockheed U-2, do phi công Francis Gary Powers lái. Kể từ năm 1956, phi công Powers đã thường xuyên thực hiện các chuyến bay trinh sát dọc đường biên giới Liên Xô từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Afghanistan. Nhưng, vào ngày 9 tháng 4 năm 1960, anh ta đã xâm nhập không phận Liên Xô và đã chụp ảnh các cơ sở bí mật trên bãi thử hạt nhân gần Semipalatinsk. Các máy bay U-2 bay ở độ cao lớn và không có cách nào để đánh chặn chúng. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 5, sư đoàn 2 của Lữ đoàn tên lửa phòng không số 57 được trang bị các tổ hợp S-75 mới nhất đang làm nhiệm vụ ở khu vực Sverdlovsk. Và thiếu tá Mikhail Voronov chỉ huy khẩu đội pháo phòng không đã bắn trúng mục tiêu.

U-2 đã bị bắn hạ bởi một quả tên lửa ở tầm bắn xa nhất, nó đã phát nổ phía sau chiếc máy bay, các mảnh vỡ đã phá hủy phần đuôi và động cơ. U-2 bắt đầu rơi từ độ cao hơn 21 nghìn mét. Để tiêu diệt nó hoàn toàn, các chiến sĩ đã phóng thêm một số tên lửa. Do nhầm lẫn, một quả tên lửa bắn trúng chiếc MiG-19 của Liên Xô đã cất cánh khẩn chặn máy bay Mỹ. Phi công Sergei Safronov đã hy sinh. Còn Powers đã nhảy dù xuống đất trong khu vực nhà ga Kosulino, nơi anh ta bị người dân địa phương bắt sống.

Derivasia - PVO - Sputnik Việt Nam
Derivatsiya-SV: phiên bản thừa kế Strela-10 và Tunguska

Vụ việc này đã gây ra hậu quả chính trị nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã phức tạp giữa hai siêu cường: Hội nghị thượng đỉnh về vũ khí ở Paris và chuyến thăm Matxcơva của Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã bị hủy bỏ. Powers đã bị đưa ra xét xử, kết tội gián điệp, và bị kết án 10 năm tù.  Vào tháng 2 năm 1962, Mỹ đã trao trả sĩ quan tình báo Liên Xô Rudolf Abel cho Liên Xô để đổi lấy phi công Francis Powers.

 Vào ngày 27 tháng 10 năm 1962, ở đỉnh điểm cuộc khủng hoảng Caribbean, tổ hợp tên lửa S-75 đã tiêu diệt chiếc máy bay trinh sát tầm cao của Không quân Hoa Kỳ do phi công Rudolf Anderson lái trên bầu trời Cuba. Phi công đã chết. Vụ này suýt châm ngòi Chiến tranh Thế giới thứ 3. Kể từ đó, ngày 27 tháng 10 năm 1962 được gọi là "Ngày thứ bảy đen tối" - thế giới đã đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân toàn cầu.

© Ảnh : Public domainTổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina".
Bầu trời bốc lửa. Những máy bay Mỹ bị pháo phòng không Liên Xô bắn hạ - Sputnik Việt Nam
Tổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina".

Từ Việt nam đến Ai Cập

Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã mất gần 10.000 phương tiện bay, trong đó 3.744 máy bay, 5.657 trực thăng và 578 UAV. Đa số trong đó đã bị pháo cao xạ xô viết bắn hạ. Hệ thống phòng không ở miền Bắc Việt Nam đã được các chuyên gia tên lửa phòng không Liên Xô tạo ra từ con số 0. Vào tháng 7 năm 1965, các tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M đã được triển khai gần Hà Nội. Các khẩu đội chiến đấu bao gồm các chuyên gia quân sự Liên Xô và binh sĩ Việt Nam được họ đào tạo huấn luyện. Lần đầu tiên pháo phòng không SA-75M (lúc đó Việt Nam quen gọi là “cao xạ”) đã tham gia chiến đấu vào ngày 24/7/1965: các chuyên gia tên lửa phòng không Liên Xô đã bắn hạ ba chiếc Phantom cách Hà Nội 50 km về phía đông bắc. Việc phóng các tên lửa đánh chặn máy bay tiêm kích là điều bất ngờ cho các phi công Mỹ. Sau khi bắn xong, các đơn vị phòng không nhanh chóng thay đổi vị trí để không bị tấn công trả đũa. Kể từ đó, vào ngày 24 tháng 7, Quân đội Nhân dân Việt Nam kỷ niệm Ngày Bộ đội Tên lửa Phòng không.

chiến tranh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Triển lãm của các cố vấn Liên Xô cùng Việt Nam chống Mỹ

Việc triển khai các hệ thống phòng không Liên Xô tại Việt Nam đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các vụ không kích của Mỹ và buộc các phi công Mỹ phải xuống từ độ cao trung bình đến độ cao thấp, nơi họ phải chịu tổn thất từ ​​các pháo phòng không. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Việt Nam đã xây dựng lực lượng phòng không rất hiện đại bao gồm các tên lửa phòng không, pháo cao xạ, các phi đội máy bay tiêm kích, binh chủng kỹ thuật vô tuyến, hệ thống các sở chỉ huy và thiết bị liên lạc.

Khối lượng công việc to lớn đã được thực hiện ở các khu vực Hà Nội và Hải Phòng - trong toàn bộ thời gian cuộc chiến, kể cả khi Mỹ không kích dữ dội nhất vào những năm 1967 và 1968,  - các khu vực này có hệ thống phòng không mạnh nhất.

Các chuyên gia tên lửa phòng không Liên Xô đã từng chiến đấu ở Ai Cập. Vào mùa xuân năm 1970, Chính phủ Liên Xô đã phái một nhóm lớn các chuyên gia tên lửa và phi công đến đó. Họ được giao nhiệm vụ  thành lập hệ thống phòng không đáng tin cậy trong điều kiện các máy bay chiến đấu của Israel thực hiện các vụ không kích dữ dội trong Chiến tranh tiêu hao giai đoạn 1968-1970. Các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 với các chuyên gia Liên Xô đã củng cố hệ thống phòng không Ai Cập được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-75.

© Ảnh : Public domainMáy bay ném bom của Không quân Mỹ F-105 "Tanderchif" bị tên lửa phòng không S-75 của Việt Nam bắn hạ
Bầu trời bốc lửa. Những máy bay Mỹ bị pháo phòng không Liên Xô bắn hạ - Sputnik Việt Nam
Máy bay ném bom của Không quân Mỹ F-105 "Tanderchif" bị tên lửa phòng không S-75 của Việt Nam bắn hạ

Vào ngày 30/06/1970, tiểu đoàn tên lửa S-125 của Đại úy Malyauki đã giành được chiến thắng đầu tiên - bắn hạ một chiếc Phantom của Israel. Năm ngày sau, tiểu đoàn của Zawesnitsky đã bắn hạ chiếc Phantom thứ 2. Không quân Israel đã bắn trả đũa.

Trong trận chiến khốc liệt ngày 18 tháng 7, tám quân nhân Liên Xô đã hy sinh trong tiểu đoàn Tolokonnikov. Israel đã mất bốn máy bay Phantom. Ngày 3/8, tiểu đoàn của Kutintsev đã bắn rơi ba chiếc máy bay Israel. Vài ngày sau, với sự hòa giải của các nước thứ ba, hai bên đã đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến sự ở khu vực kênh đào Suez. Trong các trận đó, các tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô đã tiêu diệt chín máy bay địch.

Kinh nghiệm Syria

Ngày nay, các chiến sĩ pháo phòng không Nga cũng đang thu lượm những kinh nghiệm chiến đấu vô giá ở Syria. Song, bây giờ đối thủ chính của các khẩu đội phòng không trên căn cứ không quân Khmeimim không phải là máy bay, mà là những UAV và tên lửa của những kẻ khủng bố tấn công vào căn cứ Nga.

Pantsir-S1 - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia quân sự nêu giả thiết về nguồn gốc các tên lửa nhằm bắn vào Hmeymim

Vào tháng 10 năm 2017 đã có tin về việc tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir đã tiêu diệt hai quả tên lửa mà những kẻ khủng bố IS đã phóng bằng hệ thống tên lửa bắn loạt Grad. Hai tháng sau, những kẻ khủng bố một lần nữa tấn công bằng tên lửa vào căn cứ không quân Nga, và một lần nữa tổ hợp Pantsir đã đẩy lùi cuộc tấn công.

Vào cuối năm 2017, Bộ trưởng Sergei Shoigu cho biết rằng, các hệ thống ZRPK Pantsir ở Syria đã tiêu diệt 54 quả tên lửa được phóng từ hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) và 16 máy bay không người lái. Năm nay, Pantsir của Nga đã tham chiến vào ngày 6 tháng 5, và cùng với hệ thống phòng không Tor-M1 đã bắn hạ 27 quả tên lửa do phiến quân phóng vào căn cứ không quân Khmeimim. Theo quân đội Nga, không có quả tên lửa nào của đối phương bắn trúng mục tiêu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала