Tháng 11 năm 2018, Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ (IACHR) phán quyết rằng trong cuộc xâm lược Panama từ tháng 12 năm 1989 đến tháng 1 năm 1990, Hoa Kỳ đã vi phạm quyền của thường dân. Quân đội Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự nhằm lật đổ Tướng cầm quyền Manuel Antonio Noriega, bị Washington buộc tội buôn bán ma túy. Theo phán quyết, Hoa Kỳ được khuyến nghị hỗ trợ về thể chất và tâm lý cho nạn nhân, cũng như cung cấp cho họ khoản bồi thường vật chất.
Theo các tổ chức xã hội Panama, số người chết lên tới con số 5.000. Ngoài ra, có báo cáo về sự mất tích và chôn cất người trong các ngôi mộ tập thể, cũng như thiệt hại vật chất và sự di dời bắt buộc của các gia đình.
Bà Gilma Camargo là luật sư, đại diện cho những người sống sót và thân nhân của những người thiệt mạng trong cuộc xâm lược Panama của Hoa Kỳ.
“Ủy ban giải thích rằng Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ là một tài liệu cơ bản. Những lợi thế chúng ta có trong vấn đề này là Mỹ có trách nhiệm ngoài lãnh thổ của mình” - bà Camargo nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Mundo.
Trước khi kháng cáo lên tòa án quốc tế, những người sống sót đã không thành công trong việc kháng cáo lên cơ quan pháp lý của đất nước họ trong nhiều năm.
“Panama bị chiếm đóng, và bây giờ, nhờ việc giải mật các tài liệu, chúng tôi biết rằng do “Chiến dịch thúc đẩy tự do” mà đất nước này bị Mỹ chiếm đóng cho đến năm 1994. Hệ thống tư pháp đã không hoạt động.”
"Front Salas" được lập ra để thực hiện các khuyến nghị và vạch trần hậu quả của cuộc xâm lược.
“Chúng tôi làm việc cùng với những người sống sót. Họ đã thu thập được một ít bằng chứng, bây giờ chúng tôi sẽ công khai các chứng cớ đó ở Front Salas, được giám sát bởi IACHR” – bà Camargo nói.
“Một trong những kế hoạch xâm lược là di chuyển các nạn nhân. Ở hai phần của đất nước có 16 cộng đồng di dời. Nhưng dường như ở đây không có nạn nhân nào, người thân của những người mất tích không có kênh để cáo buộc. Ủy ban được thành lập thời chính phủ Varela (Juan Carlos, người từ chức Tổng thống năm nay) hóa ra bị thất bại” – bà Camargo nói.