Theo ông, sau đó, các chuyên gia sẽ phân tích thành phần khí quyển, khí hậu và nhiệt độ của hành tinh được tìm thấy.
“Khi đó, có lẽ, một câu hỏi thực tế khác sẽ xuất hiện: nếu có ai đó ở đó, làm thế nào để liên lạc với họ? Nhưng đây là bài toán hoàn toàn khác của vấn đề”, chuyên gia nói.
Nhà khoa học tự tin rằng, trong tương lai gần, những khám phá lớn có thể được thực hiện, bao gồm cả trong lĩnh vực tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác, cũng như tìm kiếm những ngoại hành tinh phù hợp với sự sống.
Ông Petrukovich lưu ý rằng giới thiên văn học hiện đang tìm kiếm các ngoại hành tinh "ở những nơi thuận tiện", xem xét một khu vực nhất định trên bầu trời, nhưng có thể hành tinh "chính xác cần tìm" lại ở một hướng hoàn toàn khác.
“Việc lựa chọn một mục tiêu chính – duy nhất có thể sẽ thay đổi hoàn toàn những ưu tiên của chúng tôi”, ông nói thêm.
Năm ngoái, tàu thăm dò vũ trụ TESS đã phát hiện ra hành tinh đầu tiên giống với Trái đất nhất. Phát hiện này được gọi là “siêu Trái đất”, nó nằm cách hành tinh của chúng ta 60 năm ánh sáng.