Lời rỉ tai mới của giới kinh doanh thương mại toàn cầu: "Không có bến đỗ nào là an toàn tuyệt đối".
Đó là bài học Công ty Eclat Textile đang hiểu rõ nhất. Nhà cung cấp quần áo thể thao cho Nike Inc. và Lululemon Athletica Inc. đã rời Trung Quốc vào năm 2016 vì và quyết định di dời hàng loạt đến Việt Nam.
Bây giờ, khi chiến tranh thương mại toàn cầu nóng lên, Eclat Textile lại thấy mình dường như đang dễ bị tổn thương và cần phải đa phương hóa, Việt Nam vẫn chưa đủ.
"Đánh giá từ tình hình toàn cầu, điều quan trọng nhất hiện nay là phải đa phương hóa chuỗi cung ứng", Chủ tịch của Hung Cheng-hai nói trong một cuộc phỏng vấn. "Khách hàng cũng muốn chúng tôi đa dạng hóa rủi ro và không muốn các cơ sở sản xuất tập trung ở một quốc gia. Hiện nay 50% hàng may mặc của chúng tôi được sản xuất tại Việt Nam, có nghĩa là chúng tôi đang không đủ đa phương". Không có quốc gia nào đủ an toàn để đóng vai trò là trung tâm cung ứng toàn cầu.
Chia sẻ với Bloomberg, vị lãnh đạo này cũng cho biết:
"Eclat hiện đang tìm cách thiết lập nhiều trung tâm sản xuất khu vực nhỏ hơn, có thể linh hoạt hơn trong việc phục vụ khách hàng. Nhà sản xuất dệt may sẽ không mở thêm nhà máy hoặc mở rộng tại Việt Nam trong ba năm tới", ông Hung nói. "Thay vào đó, công ty sẽ đầu tư vào các cơ sở mới ở các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia hoặc Campuchia. Họ dự kiến sẽ đầu tư 80 triệu đô la để thiết lập 120 dây chuyền sản xuất trong khu vực. Hội đồng quản trị sẽ quyết định các địa điểm cụ thể vào cuối năm nay".
Kế hoạch B
Mặc dù Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nối lại các cuộc đàm phán về một thỏa thuận, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu - vốn xưa nay phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc như là một trùn tâm sản xuất toàn cầu - đang thay đổi vĩnh viễn.
Nhưng quá trình dịch chuyển đến các quốc gia châu Á lân cận cũng đang đạt đến điểm bão hòa. "Chẳng hạn, Việt Nam đã bão hòa, hoàn toàn kín chỗ" ông Spencer Fung, giám đốc điều hành của Li & Fung Ltd., nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, nói với Bloomberg hồi đầu tháng.
Eclat đã thoát khỏi thuế quan cao hơn của Hoa Kỳ khi đóng cửa cơ sở tại Trung Quốc vào năm 2016 do thiếu nhân lực địa phương. Thời kỳ đỉnh cao của sản xuất tại Trung Quốc đã suy thoái trong vòng hơn 5 năm trở lại đây, bởi vì sự khan hiếm lao động lao động trẻ đang dần hiện rõ ở Trung Quốc - hệ quả của Chính sách một con - họ không còn thích làm việc trong một nhà máy.
"Chúng tôi sẽ thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc và giành chiến thắng khi đầu tư vào các quốc gia có lợi thế với ngành thâm dụng lao động. Một chuỗi cung ứng phân tán sẽ làm giảm rủi ro thuế quan nào đối với Eclat và thậm chí có thể giúp giảm chi phí trong dài hạn", theo Rae Hsing, nhà phân tích tại Cathay Securities tại Đài Bắc, người đánh giá trung lập về công ty dệt may.
Chiến lược Eclat, dường như đang cho thấy hiệu quả. Công ty báo cáo lợi nhuận tăng 44% cho năm 2018 so với một năm trước đó. Cổ phiếu của nó đã tăng 13% trong năm nay. Ông Hung cho rằng sự linh hoạt chính là chìa khóa.
Ví dụ, bất ổn thuế quan đã gây khó khăn cho khách hàng khi lập kế hoạch yêu cầu chuỗi cung ứng của họ, khiến họ phải thận trọng hơn trong việc đặt hàng. Eclat đã thích nghi bằng cách di chuyển nhanh hơn để giao hàng. Sự sẵn sàng linh hoạt sẽ giúp công ty có thêm những bước tiến bất ngờ.