Tuyên bố được Hội đồng EU thông qua cũng kêu gọi phía Nga bắt đầu hợp tác toàn diện trong khuôn khổ cuộc điều tra đang diễn ra về thảm kịch này.
Tuyên bố được công bố nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm sự sụp đổ của chiếc máy bay Boeing MH17 của Malaysia ở Donbass. Theo văn bản, Liên minh châu Âu đang nỗ lực hết sức để thiết lập "sự thật, công lý và trách nhiệm trước các nạn nhân và gia đình của họ theo nghị quyết 2166 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".
Thảm kịch MH17
Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia trong khi thực hiện chuyến bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị rơi vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 gần Donetsk ở miền đông Ukraina. Trên máy bay có tất cả 298 người, họ đều tử vong.
Kiev cáo buộc lực lượng dân quân đã bắn rơi máy bay, còn những người này tuyên bố rằng không có trong tay thiết bị để bắn máy bay ở độ cao như vậy. Trong báo cáo của nhóm điều tra quốc tế đưa ra lời khẳng định rằng tên lửa Buk đã bắn hạ chiếc Boeing được chuyển tới từ Nga.
Matxcơva tuyên bố về sự thiên vị của cuộc điều tra vì các kết luận chỉ dựa trên dữ liệu nhận được từ phía Ukraina. Các thí nghiệm do tập đoàn "Almaz-Antey" thực hiện cũng khẳng định rằng chiếc Boeing bị bắn rơi từ khu vực lãnh thổ do quân đội Ukraina kiểm soát.
Báo cáo SSG
Việc điều tra thảm kịch được thực hiện bởi Nhóm điều tra chung (SSG), mà Nga không bao gồm. Theo kết qủa điều tra nó chiếc máy bay đã bị bắn hạ từ hệ thống tên lửa phòng không Buk, thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không thứ 53 ở Kursk.
Vào tháng 6, nhóm này đã xuất bản một báo cáo mới, trong đó nêu tên bốn người được cho có liên quan đến việc chuyển giao Buk cho dân quân Donbass. Trong số đó có người Nga Igor Girkin, Sergey Dubinsky, Oleg Pulato và người Ukraina Leonid Kharchenko. Họ dự định tuyên bố danh sách truy nã quốc tế.
Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ những lời buộc tội rằng tên lửa Buk của Nga liên quan đến vụ tai nạn máy bay Boeing-777 của hãng hàng không Malaysia xảy ra ở vùng đông bắc Ukraina.