"Chúng tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ cân nhắc và tôn trọng chủ quyền và quyền hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển liên quan ở Biển Đông, cũng như sẽ không thực hiện hành động có thể khiến tình trạng xấu đi thêm nữa", nhà ngoại giao tuyên bố.
Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, cho biết hôm thứ Tư rằng Hà Nội có thẩm quyền đối với khu vực hàng hải ở Biển Đông, theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Như bà lưu ý, Việt Nam phản đối bất kỳ hành động nào của quốc gia khác nhằm vi phạm quyền, chủ quyền đối với vùng biển thuộc Việt Nam.
Trước đó, tờ báo Hồng Kông "South China Morning Post" đưa tin tuần trước rằng Trung Quốc đã gửi giàn khoan đến vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp để thăm dò. Theo một số báo cáo, tàu nghiên cứu cũng đi kèm với tàu chiến thuộc Hải quân Trung Quốc.
Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.