“Câu hỏi là chúng tôi sẽ làm gì nếu họ không tuân thủ trở lại. Chúng tôi quyết định sẽ đáp trả việc này. Đây sẽ là phản ứng cân nhắc và phối hợp”,- ông nói trong bài phát biểu tại Diễn đàn bảo mật Aspen.
Ông Stoltenberg lưu ý rằng NATO có một số phương án đáp trả, trong đó có việc tăng cường phòng thủ tên lửa và các lực lượng vũ trang thông thường.
Trước đó, Tổng thư ký NATO đã gán cho Nga trách nhiệm duy trì Hiệp ước INF, kêu gọi Matxcơva sử dụng “cơ hội cuối cùng” để cứu vãn hiệp ước. Khuyến cáo tương tự cũng được Liên minh châu Âu đưa ra. Đáp lại lời kêu gọi của Brussels, Bộ Ngoại giao lưu ý rằng Brussels đang hành động dưới áp lực từ Washington và những lời kêu gọi của Liên minh châu Âu được gửi không đúng địa chỉ.
Hiệp ước INF
Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) là một thỏa thuận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, được ký bởi Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan vào ngày 8 tháng 12 năm 1987 trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Liên Xô ở Washington. Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 1988.
Vào đầu năm nay, Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương rút khỏi INF, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý Nga không nên và sẽ không bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang tốn kém đối với Moskva. Đồng thời, ông Putin nói thêm rằng tất cả các đề xuất của Liên bang Nga về giải trừ quân bị "vẫn còn trên bàn và cánh cửa đang mở", nhưng từ nay yêu cầu không khởi đầu bất kỳ cuộc đàm phán nào về vấn đề này. Đầu tháng 7, ông Putin đã ký đạo luật về việc đình chỉ INF.