Độ tuổi của những hóa thạch này cho đến nay vẫn chưa được rõ, nhưng người ta tin rằng những người cổ đại này là những người Neanderthal cuối cùng. Điều này được báo cáo trong một thông cáo báo chí trên Phys.org.
Các mẫu DNA được phân lập từ các phần của hộp sọ người Neanderthal đã hóa thạch tìm thấy ở Forbes Career năm 1848 và trong Tháp Quỷ năm 1926.
Hóa ra, những di cốt tìm thấy trong Tháp Quỷ thuộc về một bé trai 3-5 tuổi, còn xương từ Forbes Career là của một phụ nữ trưởng thành, rất gần gũi về di truyền với người Neanderthal sống ở Châu Âu và Tây Á 60-120 nghìn năm trước. Như vậy, mặc dù Gibraltar được coi là khu vực sinh sống cuối cùng của người Neanderthal sinh sống, nhưng những hóa thạch tìm thấy thực sự có tuổi cổ hơn so với những gì người ta suy nghĩ trước đây.
Đông Nam Á là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới
Năm 2018 tạp chí Science đã xuất bản một bài báo nêu ra một số phát hiện của nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Indonesia, Pháp, Đức, Anh và Đan Mạch về vấn đề bức tranh dân tộc hiện tại của Đông Nam Á được tạo lập như thế nào. Điểm mấu chốt trong công trình nghiên cứu của các nhà khoa học là việc phân tích DNA răng của những người nguyên thủy sinh sống trong vùng, và của những cư dân bản địa đương đại của các nước Đông Nam Á.
Hóa ra là sự đóng góp vào dân số hiện nay của khu vực có sự tham gia của những người săn bắn hái lượm từng xuất hiện ở đây 44.000 năm trước và những người nông dân Trung Quốc đến sau.
Tóm lại, người Việt Nam, Thái Lan và các cư dân khác của Đông Nam Á xuất phát từ bốn quần thể. Các dòng riêng biệt liên tục giao nhau và trộn lẫn, đặc biệt là trong quá trình di cư và định cư trên các đảo.