Việt Nam là dân tộc vĩ đại, Kissinger và Chu Ân Lai thừa nhận

© AFP 2023 / Consolidated News PicturesHenry A. Kissinger và Chu Ân Lai
Henry A. Kissinger và  Chu Ân Lai - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hồ sơ mật khẳng định về lời thú nhận rằng Việt Nam là dân tộc vĩ đại, nhân dân Việt Nam anh hùng được chính cựu cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ Kissinger và Thủ tướng Trung Quốc thời điểm đó là Chu Ân Lai thốt ra trong cuộc hội đàm cấp cao năm 1971.

Cuộc gặp lịch sử của Henry A. Kissinger và Thủ tướng Chu Ân Lai

Henry A. Kissinger đã lợi dụng cuộc gặp lịch sử với Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc vào năm 1971, đề xuất thay đổi chi tiết căn bản trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, nhằm đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Tài liệu mới được công bố về cuộc họp cho thấy có sự mâu thuẫn với tài liệu mà ông Kissinger đã công bố trong hồi ký của mình.

Những tài liệu này cũng chỉ ra rằng chính quyền Nixon đã quyết tâm rút khỏi Việt Nam - thậm chí là đơn phương, kể cả khi điều đó có thể dẫn đến sự lật đổ của chính phủ miền Nam Việt Nam.

© AP PhotoHenry A. Kissinger và Chu Ân Lai
Việt Nam là dân tộc vĩ đại, Kissinger và Chu Ân Lai thừa nhận  - Sputnik Việt Nam
Henry A. Kissinger và Chu Ân Lai

Các tài liệu được phát hành hôm nay bởi cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia (National Security Archive), một nhóm nghiên cứu độc lập, bao gồm biên bản cuộc họp vào ngày 9 tháng 7 năm 1971, trong đó ông Kissinger, sau đó là cố vấn an ninh quốc gia, cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ độc lập cho Đài Loan.

Hai tài liệu này nằm trong số 41 tài liệu được giải mật gần đây do tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận xuất bản liên quan đến những mối liên lạc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, dẫn đến chuyến thăm của ông Nixon tới Trung Quốc 30 năm trước trong tháng này.

Cuộc họp báo tại Hà Nội sau chiến thắng của Việt Nam trong một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc. Tù binh Li Fu, lính Đại đội 7 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Tăng trả lời câu hỏi của các phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh Vệ quốc chống Trung Quốc 1979 và lối ứng xử trong quan hệ quốc tế ngày nay

Trong tập đầu tiên của cuốn hồi ký của ông Kissinger, ''The White House Years'' (Những năm tháng ở Nhà Trắng) xuất bản năm 1979, ông đã gây ấn tượng rằng mục đích của cuộc gặp quan trọng không phải là làm giảm căng thẳng giữa hai nước về các chủ đề như Đài Loan, mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh nổi loạn. Thay vào đó, ông viết, đó là nhằm ''thảo luận về các nguyên tắc cơ bản''.

Cuộc gặp gỡ này là lần đầu tiên ở cấp độ cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong gần 20 năm và thiết lập mối quan hệ tin cậy mở đường cho chuyến đi lịch sử của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972 và cuối cùng là bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Ông Chu tuyên bố rõ ràng rằng để thiết lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Mỹ phải công nhận Trung Quốc ''là chính phủ hợp pháp duy nhất '' và Đài Loan là “một phần không thể thay đổi hay tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Và nơi đó phải được trả về quê hương.''

Ông Kissinger cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ rút hai phần ba quân đội khỏi Đài Loan - tất cả những người liên quan đến Chiến tranh Việt Nam - khi mọi thứ kết thúc''. Về tương lai chính trị của Đài Loan, '' Ông Kissinger khẳng định, ''Chúng tôi không ủng hộ giải pháp 'hai China' hay 'một Trung Quốc, một Đài Loan. '' Thay vào đó, ông nói rằng '' tiến hóa chính trị có thể sẽ theo hướng mà Thủ tướng Chu Ân Lai muốn”.

Việt Nam là dân tộc vĩ đại

Phía sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam còn rất nhiều thông tin chưa được tiết lộ từ phía Mỹ và Trung Quốc.

chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam dẫn đầu bảng thất bại lịch sử của Hoa Kỳ

Cuộc hội đàm giữa Thủ tướngTrung Quốc Chu Ân Lai lúc bấy giờ và Tiến sĩ Henry A. Kissinger – Cố vấn cho Chủ tịch Các vấn đề An ninh Quốc gia Mỹ diễn ra vào ngày 9/7/1971 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

 Đây là tài liệu số 139 (bằng tiếng Anh) nằm trong Tập 17 của Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, giai đoạn 1969-1976, phần về Trung Quốc (1969-1972). Cuộc trò chuyện được đăng tải trên trang web chính thức của Văn phòng Sử gia thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ trên trang history.state.gov.

Thủ tướng Chu: “Việt Nam là một đất nước anh hùng”.

Nhà ngoại giao Kissinger nhất trí: “Họ là dân tộc anh hùng, dân tộc vĩ đại”.

Thủ tướng Chu: “Họ là một dân tộc vĩ đại, anh hùng, và đáng ngưỡng mộ. Hai ngàn năm trước, Trung Quốc đã xâm lược xuống phía nam và rồi phải chịu thất bại cay đắng. Trung Quốc đã bị đánh bại bởi 2 nữ tướng (Hai Bà Trưng)”.

“Và khi tôi tới Việt Nam với tư cách là một đại diện của nước Trung Hoa mới đi thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cá nhân tôi đã đi viếng mộ của 2 nữ tướng đó và đặt vòng hoa lên mộ để tỏ lòng kính trọng 2 nữ anh hùng này – những người đã đánh bại tổ tiên chúng tôi, những người đã đi xâm lược (dân tộc Việt)”.

Ở Pháp, Joan of Arc cũng đáng được tôn trọng.

“Mặc dù bây giờ họ là kẻ thù của chúng tôi, nhưng phải thừa nhận, Việt Nam là dân tộc anh hùng và vĩ đại mà chúng tôi muốn gìn giữ”.

© Ảnh : history.state.govTài liệu số 139 (bằng tiếng Anh) nằm trong Tập 17 của Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, giai đoạn 1969-1976, phần về Trung Quốc (1969-1972).
Việt Nam là dân tộc vĩ đại, Kissinger và Chu Ân Lai thừa nhận  - Sputnik Việt Nam
Tài liệu số 139 (bằng tiếng Anh) nằm trong Tập 17 của Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, giai đoạn 1969-1976, phần về Trung Quốc (1969-1972).

Người Việt Nam rất yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những người lính vượt sông trong Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nét độc đáo nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Thủ tướng Chu Ân Lai: Vì vậy, người dân Việt Nam cảm thấy họ bị lừa gạt lớn vào thời điểm này. Quy định đã nêu rõ ràng rằng một năm sau khi Hiệp định Geneva 1954 ký kết, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức ở Việt Nam và rằng cả người dân miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ cùng nhau tổ chức các ban bầu cử để vạch ra luật bầu cử. Bất cứ luật bầu cử nào được xây dựng nên, với sự giám sát của quốc tế thì chắc chắn rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ trúng cử nếu một cuộc bầu cử diễn ra. Trái tim người dân đặt vào đó cả. Không thể đi ngược xu hướng, đi ngược sự tiến hóa của lịch sử.

Đối với điều này, chúng ta phải theo quan điểm thực tế lịch sử. Người dân Việt Nam dành tình yêu dạt dào cho Hồ Chí Minh. Ông ấy đem lại cho họ ý thức về phẩm giá dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Tôi với ông ấy là chỗ bạn cũ của nhau từ rất lâu rồi. Cá nhân tôi biết Hồ Chí Minh vào năm 1922.

Việt Nam tự lực tự cường chống lại kẻ thù

Thủ tướng Chu Ân Lai: Chính hoạt động của Mỹ đã đi ngược lại tất cả những điều đó và nuôi dưỡng con rối Ngô Đình Diệm để lật đổ chế độ Bảo Đại vào lúc đó, rồi phá hoại Hiệp đinh Geneva. Theo cách này, Hiệp định Geneva đã bị vi phạm hoàn toàn.

Và kết quả là đông đảo quần chúng miền Nam Việt Nam đã không thể đạt được sự giải phóng. Lẽ tất nhiên họ rất thất vọng. Một lần nữa họ lại phải chịu đựng áp bức và thảm sát.

Hàng trăm ngàn người dân miền Nam Việt Nam bị tống vào tù hoặc bị sát hại. Nhiều người tập kết ra Bắc theo điều khoản của Hiệp định Geneva. Phong trào yêu nước của người dân miền Nam Việt Nam bắt đầu diễn tiến theo con đường đó. Tổng thống Kenendy đứng đằng sau điều này. Trước khi bị ám sát, Kennedy đã giật dây để cả Diệm lẫn em trai ông ta đều bị giết.

Diễu hành trọng thể kỷ niệm 40 năm Việt Nam thống nhất đất nước  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam - con tàu không thể đánh chìm

Những điều này tất yếu dẫn tới sự trỗi dậy của phong trào kháng chiến chính nghĩa của người dân miền Nam Việt Nam.

Người dân Việt Nam vẫn tiếp tục phong trào kháng chiến cho đến ngày nay. Họ không yêu cầu Trung Quốc viện quân mà đã tính toán và tự lực chiến đấu trong mười năm qua. Đây là một điều đáng trân trọng.

Tất nhiên, những trận chiến lớn nhất là từ năm 1964, 1968. Sự cố của Vịnh Bắc Bộ cũng nằm trong tài liệu của phía Mỹ. Vì vậy mà Hiệp định Geneva đã bị phá hoại hoàn toàn.

Khi Tổng thống Nixon đến văn phòng, ông bày tỏ mong muốn rút quân. Điều đó là đúng. Chúng ta phải nói rằng tổng số quân đội Hoa Kỳ hiện tại ở Việt Nam khá ít hơn số lượng cao nhất dưới thời Tổng thống Johnson.

Do đó, quan điểm của chúng tôi đối với vấn đề về Việt Nam và toàn Đông Dương bao gồm hai điểm sau:

Điểm đầu tiên là tất cả quân đội nước ngoài dưới trướng Hoa Kỳ và lính của các quốc gia khác theo chân Mỹ vào Đông Dương phải được rút.

Điểm thứ hai là ba quốc gia Đông Dương phải tự định đoạt số phận của dân tộc mình.

Tiến sĩ Kissinger: Chúng tôi đồng ý với cả hai điểm này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала