Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Cui Hongjian - giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Âu tại Viện các vấn đề quốc tế Trung Quốc đã bình luận về việc Nghị viện châu Âu ngày 18 tháng 7 thông qua nghị quyết về Hồng Kông. Chuyên gia nghi ngờ việc tài liệu này phản ánh lập trường của các tổ chức khác trong EU.
Các nghị sĩ châu Âu kêu gọi chính quyền Hồng Kông rút lại dự luật về dẫn độ, thả ngay những người bị giam giữ trong các cuộc biểu tình, bỏ các cáo buộc chống lại người biểu tình ôn hòa và tiến hành điều tra độc lập về việc sử dụng vũ lực của cảnh sát.
Tài liệu được thông qua đã xảy ra tranh luận. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông đã buộc tội các chính trị gia châu Âu về sự đạo đức giả. Nghị quyết bỏ qua các sự kiện, nhầm lẫn sự thật với những điều dối trá, tài liệu đầy sự thiếu hiểu biết, toàn định kiến và tiêu chuẩn kép, theo nhà ngoại giao Trung Quốc. "Biểu hiện sự thiếu hiểu biết làm những người xung quanh á khẩu không nói nên lời vì ngạc nhiên và kinh hoàng", nội dung tuyên bố nói.
Chuyên gia Cui Hongjian cho rằng, có một khoảng cách lớn trong lập trường của Trung Quốc và Quốc hội châu Âu về vấn đề Hồng Kông.
«Nghị quyết của Quốc hội châu Âu thực sự dựa trên quan điểm của phía Anh. Ví dụ, Vương quốc Anh tin rằng Tuyên bố chung Trung Quốc - Anh vẫn mang tính thiết thực và xem xét vấn đề Hồng Kông từ góc độ nhân quyền. Trung Quốc không nghĩ vậy. Nghị quyết này mâu thuẫn với luật pháp Trung Quốc. Các sự kiện ở Hồng Kông đã vi phạm Luật cơ bản của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Đặc khu hành chính Hồng Kông trong phần đề cập đến cái gọi là «phương thức hòa bình » thể hiện chính kiến. Do đó, cơ sở cơ bản của nghị quyết EU là vô hiệu».
Chuyên gia này rất nghi ngờ về mức độ hợp pháp và hiệu quả của nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về Hồng Kông, cũng như nhiều tài liệu khác được cơ quan này thông qua:
«Quốc hội châu Âu từ lâu đã có lập trường phê phán về thực thi quyền con người ở Trung Quốc, vì vậy việc thông qua nghị quyết này là điều đã dự tính. Một số thành viên cho rằng cần phải xúc tiến tài liệu này, đặc biệt là Vương quốc Anh và Thụy Điển. Trong khi đó, tôi nghi ngờ điều này có thể phản ánh quan điểm của các tổ chức khác trong EU. Nhiều nghị quyết được Quốc hội châu Âu thông qua là hoàn toàn trái ngược với lợi ích của các tổ chức EU và thậm chí các quốc gia thành viên EU. Ví dụ, lập trường chấm dứt dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc-2" với sự tham gia của Nga và Đức. Trên thực tế, dự án đang được thực hiện, phía Đức không chấp nhận quan điểm này. Do đó, trước hết, tôi cho rằng mức độ hợp pháp và hiệu quả của các nghị quyết châu Âu vẫn là một vấn đề lớn. Thứ hai, có nhiều kênh đối thoại giữa Trung Quốc và châu Âu ảnh hưởng đến quyền con người và pháp quyền. Sẽ hiệu quả hơn khi thảo luận các vấn đề và truyền đạt mối quan tâm thông qua các kênh này hơn là thông qua một nghị quyết đơn phương của Quốc hội châu Âu».
Chuyên gia cho rằng không thể chấp nhận việc các nghị sĩ châu Âu thay thế thực tiễn giải quyết vấn đề nhân quyền trong các cuộc đàm phán bằng nguyên tắc của «luật micro».
«Luật micro» về ngoại giao hiện đang bị các nước châu Âu chỉ trích, nghĩa là nó cho phép thể hiện ưu thế về đạo đức, thể hiện ý kiến bất chấp bất kể sự thật. Điều này không giúp giải quyết vấn đề, hơn nữa, làm phức tạp quyết định, do đó Trung Quốc tất nhiên sẽ không chấp nhận nghị quyết của Quốc hội châu Âu. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng cường hơn nữa vị thế của mình trong vấn đề bảo vệ chủ quyền trong vấn đề Hồng Kông».
Theo thủ tục, nghị quyết của Quốc hội châu Âu được gửi tới Hội đồng châu Âu, bao gồm các nhà lãnh đạo của 28 quốc gia EU, cũng như gửi đến Ủy ban châu Âu. Chuyên gia Cui Hongjian đề nghị trong mối liên hệ này rằng nếu các cấu trúc châu Âu phản ứng theo cùng cách tương tự, thì Trung Quốc có thể cứng rắn hơn nữa.
Nghị quyết không mang tính ràng buộc, và theo cách nào đó, nó phản ánh những căng thẳng chính trị trong quan hệ Trung Quốc - châu Âu, và cũng có khả năng ảnh hưởng đến các mối quan hệ này trong tương lai.
Cần chú ý rằng dự án đã được thảo luận «khẩn cấp», chỉ một ngày sau khi được đệ trình lên quốc hội. Đồng thời bản thân tài liệu do 85 nghị sĩ biên soạn đã được đệ trình chỉ một ngày sau khi quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Ursula Gertrud von der Leyen làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Quan điểm cá nhân của bà sẽ ảnh hưởng đến việc tài liệu chống Trung Quốc này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - châu Âu như thế nào. Liệu bà có thể cho phép nó làm hỏng bầu không khí làm việc trong thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và EU? Hoặc ngược lại, tận dụng tình hình xung quanh Hồng Kông để cuối cùng hủy bỏ việc chuẩn bị tài liệu này, điều mà giới doanh nghiệp Trung Quốc và châu Âu đang chờ đợi.