“Trên bình diện công nghệ nói chung, chúng ta đã có thể đưa con người lên Sao Hỏa cách đây cả thập kỷ rồi, khi có ý chí chính trị và hỗ trợ tài chính. Nhưng vấn đề then chốt là mọi người sẽ phải chịu đựng tình trạng không trọng lượng và bức xạ vũ trụ trong thời gian dài”- ông Pyle nói với Sputnik.
“Chúng ta đã gặp may là vào những năm 1960-1970, khi tiến hành các chuyến bay sứ mệnh của phi thuyền “Apollo” thì còn chưa gặp tích tụ bức xạ lớn của mặt trời. Nhưng có bức xạ, và nếu chúng ta muốn thực hiện chuyến bay nhiều tháng lên Sao Hỏa và trở về, thì cần có sự bảo vệ tốt hơn dành cho những người tham gia sứ mệnh này", - chuyên gia Rod Pyle cho biết.
Ông nhắc rằng do tác động của tình trạng không trọng lượng, dù là trong thời gian ngắn, chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi về thị lực, mô xương, thậm chí cả trong cấu trúc di truyền của các thành viên phi hành đoàn.
Ông lưu ý là những khía cạnh khác nhau từ ảnh hưởng của không gian đối với cơ thể con người hiện đang được nghiên cứu trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Sự ra đời của con người đầu tiên trong vũ trụ
Trước đó người đứng đầu phòng thí nghiệm vật lý sinh học tế bào của Viện các vấn đề y sinh, trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, bà Irina Ogneva tuyên bố rằng, các nhà khoa học Nga đã sẵn sàng đặt mục tiêu trở thành những người đầu tiên thực hiện thí nghiệm cho một đứa trẻ ra đời trong không gian, hy vọng vào thành công của việc này dựa trên những ưu tiên trong nhiều lĩnh vực của y học vũ trụ.
"Chúng ta nhớ rằng chúng ta luôn là người đầu tiên trong không gian và trong nhiều khía cạnh khác cũng là những người đầu tiên. Vì vậy chúng ta muốn người đầu tiên được sinh ra trong không gian sẽ là công dân Nga. Nhưng điều chúng ta đặt lên hàng đầu không phải là chủ nghĩa dân túy yêu nước, mà là mối quan tâm tới con người. Điều chính yếu không phải là sinh ra một con người, mà là sinh ra con người khỏe mạnh. Và theo nghĩa này, chúng ta chắc chắc có khả năng cạnh tranh, bởi vì chúng ta dành ưu tiên trong nhiều nghiên cứu", - bà Ogneva nói.