Hải quân Iran đã bắt giữ tàu chở dầu «Stena Impero» của Anh ở eo biển Hormuz và sau đó dẫn về cảng Bandar Abbas. Thủy thủ đoàn của tàu chở dầu gồm 23 người, trong đó có 3 người Nga, vẫn chưa được thả tự do.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Mohammad Vahedi - người đứng đầu tổ chức nhân quyền Solh-e ziba, đã bác bỏ thông tin cho rằng việc bắt giữ «Stena Impero» là một phản ứng trả thù của Cộng hòa Hồi giáo Iran về hành động của chính quyền Anh đối với Grace 1. Ông giải thích rằng trong trường hợp tàu chở dầu của Anh, Iran chỉ hành động theo luật pháp quốc tế:
«Tàu chở dầu Grace 1 đã bị lực lượng vũ trang Anh bắt giữ ở vùng biển quốc tế với lý do vận chuyển dầu đến Syria, vi phạm lệnh trừng phạt đối của Liên minh châu Âu với Syria từ năm 2011. Cho rằng đích đến của tàu chở dầu là Syria, London đã hành động bất hợp pháp, kể từ khi các lệnh trừng phạt của EU, được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua, không bắt buộc các nước ngoài EU, như Iran, phải tuân thủ các hạn chế này.
Khi tàu chở dầu của Anh bị bắt giữ tại lối ra từ eo biển Hormuz, rất nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin đó là câu trả lời của Iran, điều này về cơ bản là sai. Iran đã hành động theo các chuẩn mực riêng của mình và quốc tế.
Trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế ngày 10 tháng 9 năm 1982, các quốc gia có lối ra không gian biển, được phép bắt giữ một con tàu đi qua nếu nó không có các tài liệu, bằng chứng cần thiết về việc phải đi qua vùng biển này. Iran, được hướng dẫn theo Công ước và Luật Iran 1372 "Bảo vệ Biển, Sông và Môi trường" và nhận được sự cho phép của tư pháp chính phủ, đã quyết định bắt giữ tàu chở dầu này.
Việc đóng cửa eo biển Hormuz sẽ là thông điệp tiếp theo cho các quốc gia vi phạm quyền của người dân Iran. Điều này sẽ được thực hiện một cách hợp pháp, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tất nhiên, chính phủ Anh có thể thực hiện một bước hiệu quả để xoa dịu căng thẳng, bằng cách giải phóng tàu chở dầu bị giam giữ và đưa ra lời xin lỗi chính thức tới chính phủ Iran và người dân».