Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông được xác lập tại UNCLOS 1982 bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế, VOV cho biết.

Khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết về các biện pháp của Việt Nam được đưa ra sau khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 25/7 nêu rõ:

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 - Sputnik Việt Nam
Vì sao Trung Quốc gây áp lực tại bãi Tư Chính?

"Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập nhiều lần trong các phát biểu trước đây. Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đã được xác lập tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế".

Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.

"Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới", bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Trước đề nghị xác định vị trí lô 06-1 gần bãi Tư Chính và giàn khoan DK1 mà Việt Nam đang khai thác nhưng bị nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc gây hấn, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Lô 06-1 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Ý kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam

Hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trong những ngày qua đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

"Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên", người phát ngôn nêu rõ.

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

 Chiến sỹ Trường Sa ngày đêm canh gác biển trời Tổ quốc.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hành động rất khôn ngoan

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam, theo người phát ngôn.

Hoa Kỳ nói gì?

Hôm 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", bày tỏ quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam. Mỹ "kiên quyết phản đối hành vi cưỡng chế và đe dọa từ bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ cũng như hàng hải của mình" và yêu cầu Trung Quốc "kiềm chế tham gia vào những hoạt động khiêu khích và gây bất ổn".

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала