Sputnik đã khảo sát các chuyên gia hàng không về triển vọng thực hiện một dự án như vậy.
Các kỹ sư công ty Airbus cho rằng thiết kế kỳ lạ của máy bay lấy cảm hứng từ một con chim ưng khổng lồ, có khả năng lơ lửng trong không trung, gần như không lãng phí năng lượng. “Máy bay - chim ưng” có thể chở 80 hành khách trên quãng đường 1500 km, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 30-50% so với các phiên bản hiện tại, theo Airbus cho biết.
London | Have you seen the #BirdOfPrey flying? Unveiled at #RIAT19 Bird of Prey aims to inspire #engineers of the #future #Airbus #HighValueDesign #aviation #engineering @airtattoo @GREATBritain @AeroSociety @TheIET @TheAirLeague @UKAeroInstitute pic.twitter.com/pVbnUIk3EC
— Airbus In The UK (@AirbusintheUK) 23 июля 2019 г.
Cảm hứng từ thiên nhiên
Trong lịch sử hàng không có rất nhiều ví dụ về cách các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên khi chế tạo ra các cỗ máy. Quay trở lại năm 1856, Jean-Marie Le Brie đã thiết kế chiếc thuyền bay của mình theo ví dụ về một con hải âu và thậm chí đã bay (chính xác hơn là lên kế hoạch) trên nó. Kỹ sư người Nga tài năng Jacob Gakkel (1874-1945) khi còn trẻ đã thích chế tạo máy bay. Một trong những sản phẩm của ông - Gakkel-9 (1912) - thực sự trông giống như một con chim với đôi cánh và đuôi. Nhà thiết kế máy bay Liên Xô Nikolai Polikarpov vào năm 1938 đã tạo ra máy bay chiến đấu hai tầng với khung I-153 “Chaika”, cánh trên có thể thu vào, giống hệt như cánh của một con hải âu.
И-153 Чайка. Фото реального летающего экземпляра (Фотовыставка в аэропорту Толмачево) #нск pic.twitter.com/rqyyXiw9RD
— Толмачево. Н-ск (@tolmachevo_nsk) 12 июня 2014 г.
Nhà thiết kế nổi tiếng người Đức, Wilhelm Messerschmitt, đã đặt cho chiếc máy bay chiến đấu phản lực Me-262 của mình cái tên "Chim én", và phiên bản ném bom - "Chim biển". Cuối cùng, một số máy bay quân sự huyền thoại của nửa sau thế kỷ 20 cũng mang tên các loài chim. Các máy bay trinh sát chiến lược Lockheed SR-71 và F-15 và F-16 của Mỹ là Blackbird, Eagle và Falcon (Chim sáo, Đại bàng, Chim ưng). Máy bay tấn công Liên Xô Su-25 (phiên bản xuất khẩu - Su-39) – Con quạ. Và thực sự tất cả chúng trông giống như những loài chim «họ hàng» trong tự nhiên.
Nghiên cứu chuyến bay của đại bàng
Chúng ta hãy quay trở lại dự án tiên phong của Pháp về “Máy bay - chim ưng”. Các kỹ sư Airbus tin rằng "lông cánh" của máy bay, được làm bằng vật liệu composite, sẽ được điều khiển riêng biệt, đảm bảo kiểm soát chủ động khi bay. Đuôi hình"quạt" sẽ làm giảm đáng kể sức cản của luồng không khí.
“Nghiên cứu cách bay của đại bàng, chúng tôi nghĩ rằng đã phát hiện ra lỗi của thiên nhiên. Tại sao ở một số giai đoạn lông phần trên cánh bị biến dạng một cách kỳ lạ, bật ra khỏi hệ thống chung? Hóa ra, những biến dạng này là “sinh khối sinh học”, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyến bay. Tiện đây, cánh của A350 cũng dựa trên các nguyên tắc sinh học, có thể tự động điều chỉnh cấu hình cánh theo các điều kiện phát sinh”, Deni Darrak - kỹ sư nghiên cứu công nghệ Airbus, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông.
Mới đây, gã khổng lồ sản xuất máy bay châu Âu cũng đã công bố một dự án khác – Albatross (Chim hải âu) .
“Chú chim này có thể bay không mệt mỏi, sử dụng tối thiểu những nỗ lực cơ bắp, - Jean-Brice Dumont, giám đốc kỹ thuật Airbus lưu ý. - Ý tưởng là không di chuyển đôi cánh. Một tàu lượn thiết kế như vậy cho phép tối ưu hóa kích thước, trọng lượng máy bay, và cuối cùng giảm mức tiêu thụ nhiên liệu. Phát hiện này đã được thử nghiệm trên các mô hình".
Người Pháp đang xem xét các lựa chọn khác cho việc tiết kiệm nhiên liệu: một lớp phủ hoàn thiện đặc biệt lên thân máy bay và bay theo "bầy" (chim bay trong đàn, di chuyển phía sau, trong khu vực không khí loãng tương đối, tiêu tốn ít năng lượng hơn so với những con bay phía trước, vượt qua sức cản không khí dày đặc). Điều này, theo các kỹ sư, sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu 1% (trong suốt vòng đời hoạt động sẽ là hàng ngàn tấn nhiên liệu máy bay đắt tiền).
Ứng dụng thực tế
Oleg Panteleyev, người đứng đầu dịch vụ phân tích của cơ quan Aviaport, đề cập đến cuộc khảo sát của các kỹ sư Airbus với sự lạc quan thận trọng:
“Những gì đã được trình bày tại triển lãm Air Tattoo - một chương trình trình diễn hàng không lớn - mới chỉ là thiết kế khái niệm. Như chính các đại diện Airbus tuyên bố, đây là một nỗ lực nhằm tạo ra cảm quan, thu hút sự chú ý và không phải là một thiết kế máy bay cụ thể, mà chỉ để hình dung một tương lai hứa hẹn: chuyến bay thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, dự án khái niệm này phản ánh những phát triển công nghệ rất có thể được áp dụng trong tương lai từ tất cả các tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu trên thế giới. Theo tôi, ngoài hình thức khác thường, tỷ lệ các công nghệ hybrid trong ngành công nghiệp động cơ máy bay cũng được dự đoán từ đây. Hiện nay đã tiến hành các công việc về động cơ điện trên máy bay chạy bằng ắc quy hay từ động cơ cánh quạt truyền thống, hoặc các máy phát điện sử dụng hydro lỏng. Một khía cạnh khác, đó là sự mới mẻ, hay chính xác hơn – “ cái cũ đã bị quên lãng”, sơ đồ các kết nối cánh và thân máy bay (không thông qua phần trung tâm, mà riêng cho từng cánh). Và việc không có đuôi dọc không phải là sự tinh tế của nhà thiết kế, mà là một nỗ lực để giảm sức cản phía trước bằng cách giảm số lượng các điểm “va chạm vào luồng khí”, sẽ cho phép giảm trực tiếp mức tiêu thụ nhiên liệu và tăng sự thân thiện với môi trường. Khả năng điều khiển của máy bay sẽ được thực hiện chính xác thông qua việc điều khiển riêng lẻ các bề mặt khí động học khác nhau.
Coming to an airport near you very soon....or maybe not. This is Airbus's Bird of Prey regional airliner concept. Inspired by the wings of an eagle or falcon, its purpose is to engage young people to think about a career in aero engineering. pic.twitter.com/skhhZff0Rj
— Murdo Morrison (@Flighteditor) 19 июля 2019 г.
Nếu các công nghệ được dự kiến trong thiết kế máy bay – chim ưng Airbus được tiển khai trên các máy bay thật, sẽ mang lại hiệu quả nhiên liệu không phải 1%, mà là từ 15 đến 20%”, theo Oleg Panteleyev.
The Air League congratulates @Airbus on the #BirdOfPrey concept, unveiled at #RIAT2019. This concept is a great way to capture the imagination and inspire young people to develop a career interest in engineering, aerospace and aviation. pic.twitter.com/rAxrfBL4gw
— The Air League (@TheAirLeague) 22 июля 2019 г.
Một chuyên gia khác, phi công hàng không dân dụng, nhà sử học nghiệp dư, cựu phi công chiến đấu, đại tá dự bị không quân Nga Makar Aksenyenko, nhiệt tình ủng hộ các dự án tương tự:
“Máy bay có người lái chỉ có hơn 100 năm tuổi, theo tiêu chuẩn của lịch sử và công nghệ - mới là giai đoạn trứng nước! Và khoảng thời gian này trong ngành chế tạo máy bay, đã thực hiện các thí nghiệm về hiện tượng vật lý trong chuyến bay, hình dạng cánh, lớp phủ ngoài và thân máy bay. Ví dụ như MiG-29 và Su-27.
Người Pháp, sáng lập ngành công nghiệp sản xuất máy bay hàng loạt - đã và vẫn là những người đi đầu trong sáng tạo hàng không. Vì vậy công việc của các nhà thiết kế Airbus, phù hợp với khái niệm cải thiện tính chất chịu lực của cánh bằng cách sử dụng các yếu tố trong cơ chế sinh học. Các nhà thiết kế máy bay luôn nhìn vào chuyến bay của các loài chim, cố gắng sao chép ít nhất hình dạng của chúng, và vẫn chưa hiểu biết hoàn toàn đầy đủ về hoạt động vật lý của chuyến bay các loài chim. Nhưng mọi thứ trong tự nhiên đếu hợp lý! Vì vậy, tôi chắc chắn rằng các trường phái thiết kế sẽ tìm thấy các tính năng mới, có thể nhìn thấy trong các phiên bản máy bay sau này- sẽ bay xa hơn, cao hơn, nhanh hơn và ... kinh tế hơn! ", phi công Makar Aksyonenko kết luận.